Có những loài gần như đã biến mất do khi hậu thay đổi hoặc bị con người săn bắt.
Thượng viện Mỹ chọn thứ Sáu ngày 20/5/2011 là ngày cam kết quốc gia về vấn đề bảo vệ các loài cá quý hiếm và động vật hoang dã. Ngày này được gọi là “Ngày hạnh phúc” của những động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Kể từ khi thông qua Đạo luật về động vật có nguy cơ tuyệt chủng 33 năm trước đây, có 1800 loài được liệt kê là bị đe dọa và có 9 loài đã bị tuyệt chủng.
Sau đây là 10 động vật có nguy cơ tuyệt chủng được phân thành 2 nhóm: nguy cấp và cực kì nguy cấp.
Cá voi xanh (nguy cấp)
Hiện nay, cá voi xanh bị săn bắn đến mức chúng gần như tuyệt chủng. Là loài động vật lớn nhất trên trái đất, chiều dài cơ thể của chúng có thể lên tới 27 m và trọng lượng có thể đến 120 tấn.
Tiếng gọi của cá voi xanh phát ra âm thanh có tần số cao hơn bất kì loài động vật nào khác trên Trái đất. Mặc dù việc săn bắn cá voi xanh đã bị cấm từ năm 1966 nhưng sự phục hồi của loài động vật biển có vú tuyệt đẹp này đến nay vẫn chỉ diễn ra một cách rất chậm chạp.
Gấu trúc khổng lồ (nguy cấp)
Gấu trúc khổng lồ được nhiều người yêu thích bởi nó có dáng vẻ dễ thương và phong thái nhẹ nhàng. Là một biểu tượng cần bảo tồn nhưng môi trường sống của gấu trúc khổng lồ đang có nguy cơ bị đe dọa bởi phần lớn diện tích rừng tự nhiên của Trung Quốc được phát quang để làm nông nghiệp, khai thác củi, gỗ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng đông đảo dân chúng.
Hổ (nguy cấp)
Hổ là một trong những biểu tượng điển hình nhất cần được bảo tồn hiện nay. Tuy nhiên, chúng đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng của sự tuyệt chủng bởi chúng đang mất dần môi trường sống và bị săn bắn một cách bất hợp pháp.
Đười ươi Sumatra (cực kỳ nguy cấp)
Tên của đười ươi Sumatra có nghĩa là “Người rừng”. Mối đe dọa lớn nhất đối với đười ươi Sumatra là chúng đang phải đối mặt với việc mất đi môi trường sống. Khoảng 80% rừng trên đảo Sumatra biến mất trong những năm gần đây do việc khai thác vàng trái phép và sự chuyển đổi rừng thường xuyên cho nông nghiệp đặc biệt là cho các đồn điền dầu cọ.
Tê giác đen (Cực kỳ nguy cấp)
Trái ngược với tên gọi của mình, tê giác đen có màu xám. Tê giác đen bị săn bắn gần đến bờ vực tuyệt chủng bởi chúng có chiếc sừng vô cùng đặc biệt (có thể phát triển lên đến 60 cm), phần lớn sừng của tê giác đen được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và cho việc chế tác dao găm truyền thống ở Yemen.
Đại bàng Philippine (Cực kỳ nguy cấp)
Đại bàng Philippines thu hút được đông đảo sự quan tâm bởi chúng là loài đại bàng lớn nhất thế giới và cũng là một trong những loài chim ăn thịt đang bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới. Những vùng rộng lớn của các khu rừng nhiệt đới ở Philippines đã bị phá để canh tác đất và phát triển những khu thương mại. Môi trường sống đang bị phá hủy là nguyên nhân chính khiến số lượng đại bàng Philippines bị suy giảm mạnh.
Vẹt Kakapo (Cực kỳ nguy cấp)
Là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, sự sống của vẹt Kakapo đang bị đe dọa trên chính quê hương New Zealand của chúng. Các nhà bảo tồn đã đưa ra những biện pháp quyết liệt để bảo vệ Kakapo trước những động vật ăn thịt trên đảo. Cho đến nay, việc ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của loài vẹt này đang thu hút được rất nhiều sự chú ý.
Rùa Hawksbill (Cực kỳ nguy cấp)
Rùa Hawksbill sở hữu một lớp mai cẩm thạch tuyệt đẹp. Mai của rùa Hawksbill được khai thác để trở thành nguồn cung cấp duy nhất cho ngành thương mại đồi mồi hay cho những nhu cầu bất hợp pháp về mai, thịt, trứng và chế tác quà tặng… dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ của loài rùa này trong thế kỷ qua. Mặt khác, một mối đe dọa đáng sợ nữa với chúng chính là sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Ếch lá Lemur (Cực kỳ nguy cấp)
Chân có một lớp màng dính vì thế ếch lá Lemur đặc biệt thích hợp với cuộc sống trên những tán cây. Loài ếch này sống về đêm và phổ biến ở Costa Rica nhưng môi trường sống ở Costa Rica đang bị đe dọa, chính vì thế, mới đây hầu hết ếch lá Lemur đã biến mất.
Sò búa (nguy cấp)
Trong ngày, sò búa cái tụ tập thành các tốp ở vịnh California, xung quanh những ngọn núi ở dưới mặt nước (núi ngầm dưới nước) và thực hiện một số hành vi kì lạ. Sò búa đang bị đe dọa do chúng dễ dàng trở thành nạn nhân của cá mập và bởi thảm họa đánh bắt cá.
Theo PLXH