Những “hành động kỳ quặc” của con người

Những

Không phải ai cũng biết những hành động hàng ngày như khóc, nấc, ngủ, chớp mắt.. tác động thế nào đến cơ thể. Hãy cũng nhìn nhận chúng dưới góc độ khoa học.

1. Khóc

Các nhà khoa học cho rằng, nước mắt không chỉ thể hiện cảm xúc mà còn đóng vai trò trong việc nội tiết những thành phần không mong muốn và tăng cường protein trong giai đoạn con người căng thẳng. Điều này giải thích tại sao mỗi khi khóc xong, chúng ta thấy nhẹ nhõm hơn.

2. Nấc

Nấc sinh ra do sự co hẹp đột ngột của những cơ được sử dụng để hít vào. Ngay sau khi những cơ đó bắt đầu chuyển động, thanh môn (khoảng giữa hai dây thanh âm) đóng khí quản để tạo ra âm thanh đặc trưng “hic“.

Dù chúng ta gặp không ít phiền toái về những lần nấc nhưng hoạt động sinh lý của cơ thể này vẫn thường xuyên xảy ra.

3. Ngủ

Chúng ta dành một phần ba cuộc đời để ngủ. Ngay cả khi ngủ, các bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Đặc biệt, giấc ngủ có tác dụng to lớn đối với hệ thần kinh, giúp chúng ta tỉnh táo trong học tập, làm việc.

4. Chết

Chúng ta đều biết tất cả mọi người trên thế giới đều phải chết, không phân biệt quốc tịch, giới tính, lứa tuổi.

Chúng ta chết vì những tế bào trong cơ thể chết. Hàng ngày, dù các tế bào luôn được thay thế nhưng quá trình ấy không thể xảy ra mãi mãi. Vì vậy, chết cũng được xem là một trong những hoạt động xảy ra hàng ngày của con người.

5. Nhìn không gian ba chiều

Nhìn không gian ba chiều nghĩa là mắt thấy mọi hình ảnh sự vật ở góc độ khác nhau, tạo ra nhiều hình ảnh. Điều này xảy ra do não điều khiển hai mắt chênh lệch nhau, có sự khác biệt giữa hình ảnh bên mắt phải và mắt trái.

Bộ não chúng ta dùng hai bản sai lệch của hai mắt tạo ra hình ảnh mới có chiều sâu. Như vậy, chúng ta có thể thấy được hình ảnh ba chiều trong chính mắt mình.

6. Đỏ mặt

Thỉnh thoảng, chúng ta đỏ mặt trước một hành động, một sự việc. Các chuyên gia cho biết, tình cảm bị kích động, tinh thần căng thẳng khiến vỏ não bị kích thích hưng phấn, gây hưng phấn cho hệ thần kinh giao cảm. Hệ thống này sẽ thúc đẩy tuyến thượng thận tiết ra nhiều chất kích thích. Nó một mặt khiến tim đập nhanh, huyết áp cao, mặt khác làm cơ bắp và các mạch máu dưới da mở rộng.

Mạch đập nhanh khiến ta cảm thấy tim hoạt động mạnh. Mạch máu dưới da mở rộng làm cho toàn thân phát nhiệt và đỏ mặt. Đến khi tim trở về trạng thái bình thường, tinh thần được thư giãn, lúc đó mặt mới hết đỏ, vì quá trình hưng phấn của vỏ não kết thúc, trạng thái tinh thần ổn định.

7. Hôn

>>>Nụ hôn dưới góc nhìn khoa học

Khi bạn nghĩ tới nụ hôn, nước bọt tiết ra và đó là một bản năng sinh học của con người. Nụ hôn có nhiều tác dụng cả về tâm lý lẫn bề ngoài. Các nhà tâm lý học cho biết, hành động tâm lý này giúp con người gắn chặt tình cảm nhau hơn.

8. “Xì hơi

Mọi đồ ăn, uống sau khi tiêu hóa, đều sinh ra khí. Trong thực tế, hàng ngày, cơ thể chúng “xì hơi” có thể tới nửa gallon (1,9 lít) khí mỗi ngày.

Trong quá trình tiêu hóa, vi khuẩn thực phẩm sinh ra khí hydro rất khó chịu và bay vào không khí. Đây là một hoạt động sinh học rất bình thường của con người hàng ngày vẫn diễn ra.

9. Cười

Các nhà tâm lý học cho rằng, cười là phản ứng thay thế câu trả lời người khác. Cười là một trong những hình thức diễn đạt cảm xúc tinh tế nhất của con người. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê hàng chục kiểu cưới khác nhau. Mỗi điệu cười thể hiện cảm xúc, ý nghĩa khác nhau.

Cười là để tìm thấy một sức mạnh trong các mối quan hệ và nụ cười cũng diễn tả những tình cảm mềm yếu của chúng ta.

10. Chớp mắt

Chớp mắt phản xạ thần kinh mà chỉ động vật cao cấp mới có, là sự phát triển hoàn thiện nhất của con người. Phản xạ này giúp bôi trơn nhằm bảo vệ mắt.

Ngoài ra, chớp mắt còn là sự điều tiết hoạt động của võng mạc và các cơ ngoài mắt. Người trung bình một phút chớp mắt khoảng 10 lần, mỗi lần 0,2- 0,4 giây.

 

Theo Lifeslittlemysterie, Tiền phong