Những loại thực phẩm xung khắc với thuốc

Những loại thực phẩm xung khắc với thuốc

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

  • 1

    Nước ép bưởi đắng: 

    Nghiên cứu cho thấy nước ép bưởi đắng tương tác tiêu cực với 85 loại thuốc khác nhau trên thị trường, bao gồm cả nhóm thuốc statin như Lipitor, Zocor, Mevacor và thuốc chống đông tụ như Plavix. Nước ép bưởi đắng chứa hợp chất furanocoumarin, “khóa” enzyme cytochrome P450 3A4 giữ nhiệm vụ chuyển hóa thuốc.

  • 2

    Cải xoăn: 

    Rau lá xanh sẫm như cải xoăn, súp lơ xanh, củ cải Thụy Sĩ chứa nhiều chất xơ, cũng như dưỡng chất và các vitamin quan trọng, bao gồm vitamin K – chất chống oxy hóa quan trọng giúp củng cố xương và hỗ trợ các chứng năng của não bộ. Tuy nhiên, đây cũng là một chất kết tủa, thúc đẩy quá trình huyết khối. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, những loại rau này có thể khiến thuốc mất tác dụng.

  • 3

    Sữa: 

    Nếu đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolone, nên tránh các loại thực phẩm giàu canxi bởi chúng có thể làm nhiễu khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolone gồm một số loại thuốc phổ biến như Ciprofloxacin và các loại thuốc khác dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và viêm phế quản.

  • 4

    Pho-mát thối:

    Pho-mát thối chứa một loại amino axit có tên là tyramine, có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống trầm cảm chứa chất gây ức chế monoamine oxidase inhibitor (MAOI). Trong cơ thể, tyramine giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi tương tác với MAOI, tyramine sẽ tăng dần tới một mức độ nguy hiểm. MAOI làm hạn chế hoạt động của loại enzyme giữ chức năng bẻ gãy các tyramine trong máu.

    Những loại thực phẩm xung khắc với thuốc

  • 5

    Caffeine: 

    Caffeine có thể tương tác tiêu cực với nhiều loại thuốc. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng làm nhiễu phản ứng của cơ thể với caffeine. Chẳng hạn, các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolone có thể làm trở ngại khả năng bẻ gãy các phân tử caffeine trong cơ thể, dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng như tim đập nhanh, bồn chồn. Tác dụng phụ tương tự có thể xảy ra với thuốc điều trị hen suyễn, trị chứng lo lâu.

  • 6

    Kẹo cam thảo: 

    Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên dùng cảm thảo nếu đang điều trị bằng thuốc digoxin, một loại thuốc dùng cho các bệnh nhân suy tim và rối loạn nhịp tim. Kẹo cam thảo có thể làm tăng độc tính của digoxin. Ngoài ra, cảm thảo còn có thể gây tích tụ ka-li và làm giảm hiệu quả của thuốc ứ chế angiotensin converting enzyme (ACE).

  • 7

    Nhân sâm:

     Nhân sâm là loại thảo dược ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu Coumadin. Ngoài ra nó càng làm chảy máu khi dùng các thuốc heparin, aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen. Kết hợp nhân sâm với IMAO (như nardil,parnate..) có thể gây ra đau đầu, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và hưng cảm.

  • 8

    Socola: 

    Nếu trong trường hợp bạn đang mắc chứng bệnh trầm cảm và điều trị bằng loại thuốc IMAO thì nên tìm cách từ bỏ thói quen này. Một lượng đáng kể chất cafein có trong chocolate sẽ làm tăng tác dụng của Ritalin(methylphenidate) và giảm tác dụng của Ambien (zopidem).

  • 9

    Thực phẩm quá giàu chất xơ : 

    Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn chất xơ như cám gạo, ngũ cốc hoặc bánh gạo có thể can thiệp đến khả năng hấp thụ của dạ dày với những loại thuốc điều trị tim như Lanoxin, Lipitor và Zocor. Ngoài ra đây cũng là nhóm thực phẩm làm giảm hiệu quả của thuốc chống suy nhược.