Những mốc phát triển quan trọng của con yêu từ 0-6 tháng tuổi

0
128

Khi mẹ bế em bé mới sinh trên tay, mẹ sẽ chẳng tưởng tượng ra bé sẽ hiếu động ra sao khi sau này. Tuy nhiên chỉ mất một thời gian ngắn nữa thôi là bé có thể ngồi trên ghế, vung vẩy chiếc thìa đầy thức ăn và giao tiếp với mọi người như một thành viên quen thuộc trong gia đình. Mẹ ghi nhớ những mốc phát triển của con yêu trong 6 tháng đầu đời sau đây, để hiểu tại sao con lại có thể tiến bộ nhanh chỉ trong một thời gian ngắn như vậy nhé.

Tháng đầu tiên

– Bé nhận ra giọng nói và mùi của mẹ.

– Có thể hơi ngóc đầu dậy khi đặt nằm sấp.

– Bé có thể đưa lưỡi ra để đáp ứng lại mẹ.

Tháng thứ 2

– Bé quay đầu sang bên được.

– Biết mỉm cười lần đầu tiên

– Phát ra những âm thanh đầu tiên để đáp ứng lại mẹ.

– Mất đi những phản xạ lúc sơ sinh.

– Cử động nhịp nhàng hơn

– Biểu lộ sự vui thích khi biết mẹ đang ở gần bé.

– Có thể nhìn những vật ở xa hơn

– Há và ngậm miệng để bắt chước mẹ khi mẹ nói chuyện với bé.

Tháng thứ 3

Bé 3 tháng tuổi thích chơi với tay và hay cho tay vào mồm ngậm.

– Bé trở nên thích thú quan tâm tới những người xung quanh.

– Bắt đầu chú ý đến bàn tay của mình.

– Có thể xòe, nắm bàn tay và chơi đùa với những ngón tay.

– Có thể giữ đầu vững trong vài giây.

– Có thể tự chống tay dậy trong giây lát khi đang nằm sấp.

– Biết cầm đồ chơi trong tay.

– Biết lấy tay đánh vào đồ chơi.

– Biết đưa tay ra và nắm lấy đồ vật.

– Biết lẫy.

Tháng thứ 4

– Bé có thể giữ đầu thẳng trong thời gian lâu hơn.

– Dùng bàn tay để khám phá khuôn mặt mình và các đồ vật ưa thích.

– Có thể phát ra những âm thanh rõ ràng.

– Có thể nhớ một số vật như biết cái xúc xắc phát ra âm thanh.

Tháng thứ 5

Những mốc phát triển quan trọng của con yêu từ 0-6 tháng tuổi

Chân là “món ăn” khoái khẩu của bé 5 tháng tuổi.

– Bé bắt đầu biết gặm “móng giò”, nắm lấy các ngón chân của mình và đưa lên miệng nhâm nhi ngon lành.

– Có thể chịu lực trên hai bàn chân khi được đứng giữ thẳng.

– Biết lật ngược trở lại khi nằm sấp.

– Quay đầu đi khi không muốn ăn.

– Với đồ chơi khi muốn.

– Biết tập trung chú ý trong thời gian ngắn

– Đưa mọi thứ vào miệng.

– Giơ hai tay lên để được bế.

– Muốn tham gia vào mọi việc.

– Trở nên thích thú khi thấy đồ ăn khác ngoài sữa mẹ.

Tháng thứ 6

– Hoàn toàn giữ đầu thẳng được.

– Biết cầm đồ vật.

– Bắt đầu cười khúc khích.

– Biết chu và bĩu môi.

– Thay đổi giọng điệu để diễn đạt.

– Biết giao tiếp bằng cách tạo ra âm thanh và đập đồ vật để gây chú ý với mẹ và mọi người xung quanh.

Việt Hà
Nguồn: KH

 

Xem thêm

Dấu hiệu chuyển dạ

Cách rặn đẻ

Cách chữa tắc tia sữa

Chăm sóc trẻ sơ sinh

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.