Nhiều người có thói quen phơi quần áo trong nhà để tránh bụi bẩn. Phơi quần áo trong nhà có thể là nguyên nhân phát sinh ra mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.
Nguy hại phơi quần áo trong nhà
-
1
Gây bệnh viêm phổi
Khi phơi quần áo trong nhà độ ẩm ở bên trong nhà khá cao dẫn tới việc xuất hiện các nấm mốc. Đây được biết là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở người có hệ miễn dịch yếu.
-
2
Gây bệnh hen suyễn, sốt
Với những người bị hen suyễn, sốt và dị ứng thì việc phơi quần áo trong nhà không hề tốt chút nào. Hành động này gây hại cho sức khỏe với những đối tượng này vì họ thường là những người rất nhạy cảm, có hệ miễn dịch yếu nên không hề tốt sức khỏe chút nào.
-
3
Nấm mốc phát triển
Theo nghiên cứu có khoảng 87% hộ thường giặt và phơi quần áo trong nhà, 2/3 phơi quần áo cạnh các vật dụng tỏa nhiệt như lò sưởi. Phơi quần áo trong nhà làm độ ẩm không khí tăng lên đến 30% thay vì mức trung bình chỉ 15%. Độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính làm cho bụi bẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh hơn.
-
4
Dễ bị viêm da hoặc hô hấp
Ở trong nhà độ ẩm không khí cao là nguyên nhân chính làm cho bụi bẩn, bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh trên quần áo, gây các bệnh viêm da hoặc hô hấp. Vì vậy, nếu phải phơi đồ trong nhà, bạn cần chú ý từ khâu giặt đến chọn vị trí, cách phơi để giảm tác hại đối với sức khỏe.
Nếu phải phơi quần áo trong nhà, bạn chọn vị trí thông thoáng (hành lang, ban công phòng) hoặc chọn phòng có cửa sổ, mở cửa để lấy sáng và gió tự nhiên.
Biện pháp khắc phục
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả người thân bạn nên lưu ý những vấn đề sau khi phơi quần áo trong nhà
-
1
Vắt/ sấy khô quần áo
Khi giặt bạn nên chọn chế độ vắt khô hoặc sấy khô quần áo để giảm lượng nước còn lại trên quần áo và khi phơi trong nhà chúng sẽ nhanh khô, hạn chế khả năng vi khuẩn phát triển.
-
2
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Bạn có thể bật quạt điện, quạt trần để thổi gió thông thoáng cho khu vực phơi đồ. Nếu vào ngày độ ẩm quá cao, bạn không bật quạt mà chuyển sang dùng máy sấy để làm khô quần áo nhanh chóng, xong không nên lạm dụng thiết bị này vì có thể khiến sợi vải bị bai, mủn, quần áo mất màu.
-
3
Giặt quần áo bằng nước nóng
Giặt quần áo bằng nước nóng (khoảng 60 độ C), rồi bạn đem vắt ráo sau đó phơi, hiệu quả bốc hơi của nước nóng sẽ rút ngắn thời gian làm khô quần áo và hạn chế nấm mốc trên quần áo phơi chúng bên trong nhà.
-
4
Treo quần áo nơi thoáng
Khi phơi bạn nên treo quần áo vào mắc hoặc dùng kẹp để quần áo nhanh khô và phẳng phiu. Bạn hãy trải rộng bề mặt quần áo cần phơi để khô nhanh hơn, tránh để đồ giữ ẩm (len, tất) gần đồ mỏng