Những người trưởng thành cũng lo lắng về ngoại hình như thanh thiếu niên.

Những người trưởng thành cũng lo lắng về ngoại hình như thanh thiếu niên.

Sự lôi cuốn của việc được mọi người yêu mến đã lôi kéo thanh thiếu niên vào những vòng quay của xã hội từ vô hại đến ảnh hưởng sức khỏe thậm chí đe dọa cuộc sống. Người trưởng thành cũng được chứng minh dễ bị tổn thương như vậy, cùng với nhu cầu làm cho mình phù hợp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Nghiêm cứu mới đây cho rằng cả nam lẫn nữ đều giống nhau trong việc trải qua cảm giác lo lắng về việc bị từ chối tiếp nhận do cái được gọi là ngoại hình. Và những lo lắng tuần hoàn cũng như tức thời sẽ kích thích gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cả thể chất lẫn tinh thần trong đó có cả chứng rối loạn ăn uống.

Nguồn gốc có thể là do mong muốn vốn có được giao kết với những người khác, nhà tâm lý học chỉ đạo nghiên cứu Lora Park thuộc đại học Buffalo New York cho biết chúng ta biết những người trông hấp dẫn trên TV hay trên các phương tiện truyền thông, và nghĩ rằng nếu chúng ta trông lôi cuốn như họ thì có thể sẽ được mọi người chấp nhận hay ngưỡng mộ

Và tìm mọi cách để có được sự chấp nhận đó, một số người đặc biệt thực sự ở trong tâm trạng lo lắng cao độ về vấn đề này.

Tôi trông như thế nào?

Những người trưởng thành cũng lo lắng về ngoại hình như thanh thiếu niên.Một số người thậm chí cảm thấy ám ảnh với ngoại hình của họ hơn bất cứ ai

Giáo sư Park đã tiến hành nghiên cứu trên 242 sinh viên đại học từ có độ tuổi từ 18 đến 25. Mỗi người tham gia nghiên cứu đều phải trả lời những câu hỏi được thiết kế để đánh giá được những đặc trưng về tính cách cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần

Những người này cũng tưởng tượng xem họ sẽ cảm thấy thế nào trong 15 viễn cảnh được tạo dựng về giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Chẳng hạn, 1 mục viết “Bạn đang rời nhà để đi đến cuộc hẹn đầu tiên và phát hiện ra một nhược điểm trên mặt. Đối tượng được nghiên cứu sẽ phải đánh giá từ 1 cho đến 6 cách mà họ cảm thấy lo lắng và họ có muốn hay không một cuộc hẹn mà trông mình kém hấp dẫn hơn”.

Khoảng một nữa các đối tượng nghiên cứu có phản ứng nhạy cảm cao với việc bị khước từ do ngoại hình. Những người ghi điểm cao nhất cho thấy nhiều những dấu hiệu ít tính tự ti, hay bị tác động và chứng rối loạn ăn uống. Giáo sư Park cho rằng nỗi sợ sự từ chối bởi xã hội có thể kích thích những đặc tính và hành vi không tốt cho sức khỏe này.

Giáo sư nói thêm cả nam lẫn nữ được coi là nhạy cảm với vấn đề bị từ chối do ngoại hình thì bị ám ảnh về cơ thể và cân nặng trong những cách thức không lành mạnh, họ tránh ăn trong khi đang đói, ép cơ thể tập thể dục và ràng buộc bản thân trong chứng cuồng ăn và lạm dụng thuốc gây nôn cũng như nhuận tràng

Hãy thay đổi tiêu điểm

Giáo sư Park đã tìm ra một phương thức nhằm làm giảm sự bận tâm về việc bị từ chối do ngoại hình bằng cái gọi là “những đứa trẻ trầm tĩnh”, khi những người tham gia để tâm vào những điểm mạnh của bản thân hay những người bạn thân, sự lo lắng của họ sẽ được giảm bớt

Giáo sư Park bày tỏ ngoại hình không phải là tất cả, nó chỉ là một mặt của cuộc sống con người nhưng khi nó trở thành tiêu điểm và con người trở nên quan tâm quá lố về nó, thì sau đó nó thật sự cản trở họ phát triển những mối quan hệ gần gũi.

Bà giải thích thêm mối quan tâm bất biến về cái nhìn và sự so sánh giữa những người ngang hàng cuối cùng sẽ tạo nên những mối quan hệ xa cách

Chúng ta có lời nhắn được làm lệch đi rằng có hay không nếu chúng ta trông hấp dẫn, sau đó chúng ta sẽ cảm thấy bản thân tốt và rồi chúng ta sẽ có những mối quan hệ gần gũi

Nghiên cứu sẽ được xuất bản trên tập san “Bản tin Tâm Lý Xã Hội và Tính Cách

Ánh Phượng

 

Theo Livescience, Sở KH & CN Đồng Nai