1. Trẻ gặp khó khăn khi bú
Theo bản năng, trẻ sẽ tự tìm vú mẹ để bú, nhưng đối với nhiều trẻ sơ sinh việc này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều trường hợp cho thấy trẻ gặp khó khăn khi bú do người mẹ bế con không đúng cách.
Người mẹ có thể cảm thấy thấy đau và khó chịu khi phải giữ bầu ngực thẳng để cho con bú, nhưng cảm giác này sẽ không kéo dài hơn sau một tuần. Nếu sau một tuần mẹ vẫn cảm thấy đau nhức ở ngực, đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ không bú đúng cách. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên giữ để trẻ mở miệng to khi ngậm đầu vú, 2 môi của trẻ không được mím chặt vào đầu vú mà cong lên, hướng ra ngoài sao cho miệng trẻ ngậm càng sâu vào quầng vú càng tốt. Điều này giúp trẻ sơ sinh bú được nhiều sữa và nuốt đều. Nếu việc cho con bú tự nhiên quá khó khăn đối với các bà mẹ, hãy sử dụng bình sữa, vắt sữa ra và cho con uống bằng bình.
2. Đau ngực
Người mẹ phải chịu rất nhiều áp lực và đau đớn ở bầu ngực trong thời kỳ cho con bú do nhiều sữa, trẻ dùng lợi nhay đầu vú và thậm chí là viêm nhiễm do sữa thừa của trẻ còn đọng trên ngực. Để xoa dịu các cơn đau đó, mẹ nên mát-xa núm vú với dầu ô liu hoặc có thể ngâm ngực với nước muối loãng ấm sau khi cho con bú trong khoảng 3 để sát khuẩn và giảm đau nhức.
3. Tắc ống dẫn sữa
Đây là một vấn đề phổ biến khác khi các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú. Nguyên nhân có thể là do người mẹ trước đó đã mặc áo nịt ngực quá chật khiến núm vú thụt vào trong hay ngủ nằm sấp,… Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn để thông ống dẫn sữa và thường xuyên mát-xa ngực. Nếu bạn bị sốt, có nốt đỏ trên người hoặc vùng ngực của bạn bị sưng và đau, bạn có thể bị viêm vú do vi khuẩn gây nên. Các thống kê cho thấy, khoảng 1/3 phụ nữ cho con bú gặp tình trạng này. Các bà mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhưng hãy cân nhắc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Không đủ sữa
Đây là nỗi lo lớn của nhiều bà mẹ sau khoảng đôi ba tháng cho con bú. Càng về sau nhu cầu bú sữa của trẻ càng tăng dẫn đến việc mẹ thiếu sữa cho con bú. Vấn đề này liên quan đến chức năng sản sinh sữa của người phụ nữ trong giai đoạn cho con bú, liên quan đến rối loạn nội tiết tố tiết ra từ tuyến yên, do tác dụng phụ của việc uống một loại thuốc nào đó hay do các vấn đề phẫu thuật ngực trước khi có con. Để tăng sữa cho con bú, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm và thảo mộc lợi sữa như đu đủ, rau đay, hạt thì là, cỏ cà ri, cây tầm ma…
5. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ bị gây ra do một loại nấm tên là Candida. Dấu hiệu của bệnh nấm Candida ở người mẹ là núm vú đỏ, đau như bị ong châm khi cho trẻ bú, thậm chí khi chạm nhẹ vào cũng gây đau. Khi trẻ bú mẹ, trẻ rất dễ bị nhiễm nấm từ người mẹ và xuất hiện biểu hiện của bệnh tưa lưỡi. Các dấu hiệu khác bao gồm các bạt trắng ở mặt trong của má trong khoang miệng và ở lưỡi. Để chữa bệnh này, các mẹ nên giữ cho ngực mình khô thoáng và vệ sinh ngực thường xuyên, nhất là sau khi cho con bú.
Nguyễn Mai –Nguồn: Parents
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.