Cãi nhau về phân chia tài sản, dùng những đứa con như thứ vũ khí để bảo vệ mình… là những lỗi mà đàn ông ly dị vợ hay gặp phải.
-
1
Dùng con trẻ làm vũ khí
Nhiều ông chồng khi ly dị, dùng chuyện cấm thăm con như một thứ vũ khí để chèn ép vợ hoặc đòi quyền lợi. Mặc dù không còn nghĩa vợ chồng nhưng trong trường hợp này không nên làm như vậy. Còn những đứa trẻ, chúng cần cả tình thương của cha lẫn mẹ. Vì vậy, chuyện để cho vợ thăm con là hết sức hợp lý.
-
2
Nghĩ đến người phụ nữ khác trước khi hoàn thành thủ tục ly hôn
Nhiều trường hợp ly hôn chưa hoàn tất đã có người thứ 3 xen vào. Tình huống đã phức tạp lại càng thêm rắc rối hơn. Chồng có người phụ nữ mới, vợ sẽ càng thêm tổn thương và đau buồn.
Có thể bạn muốn chứng minh là mình vẫn còn rất cuốn hút hoặc chưa phải là kẻ bỏ đi hay không có vợ thì cũng chẳng có vấn đề gì. Chưa ly dị nhưng bạn đã có người khác và tìm được hạnh phúc mới. Và còn nhiều điều bạn muốn khẳng định nữa. Nhưng đây chưa phải là thời điểm hợp lý. Bạn không nên nhắc tới người phụ nữ mới trong các cuộc chuyện trò với vợ và con. Tốt nhất hãy đợi cho đến khi các thủ tục ly hôn hoàn tất.
-
3
Lạm dụng lời nói
Chia tay là sự đổ vỡ. Khó có thể tránh khỏi những ấm ức và tổn thương. Nhưng không vì thể mà lăng mạ vợ và con trong các cuộc khẩu chiến. Nếu lạm dụng lời nói rồi còn cả hành hạ về thể xác nữa thì vợ có quyền tố cáo và đưa ra ánh sáng của pháp luật. Hành động này chỉ gây thêm đau khổ cho gia đình bé nhỏ và người thân của cả hai bên.
-
4
Đổ tất cả lỗi cho vợ
Chuyện đổ vỡ không ai muốn và là điều hết sức đáng tiêc. Đã đến nước này, bạn không nên đổ hết tội lỗi cho vợ. Đó có thể là chuỗi các hành động liên kết với nhau. Hai người trong cuộc đều có thể có lỗi.
Mặc dù cảm thấy rất uất ức và căm tức. Bạn thấy vợ sai và khó tha thứ, cũng đừng chỉ ra lỗi của cô ấy trong lúc này. Không giải quyết được vấn đề gì khi vợ chồng đổ lỗi cho nhau lúc này.
-
5
Bị động
Trong tâm trạng buồn chán, bạn có thể đồng ý làm bất cứ điều gì mà vợ yêu cầu. Bạn buồn vì không còn gì để mất nên giờ mất thêm điều gì đó cũng chẳng có nghĩa lý gì nữa. Trong trường hợp này, dù đã rất đau buồn nhưng những gì thuộc về lẽ phải, bạn vẫn phải bảo vệ. Nhún nhường quá, bạn sẽ phạm sai lầm.
-
6
Cãi nhau về tài sản
Hai vợ chồng đã từng chung sống với nhau, có gia đình đã có nhà, đã có một số tài sản quý. Vì vậy khi chia tay, cả hai đều có quyền hưởng tài sản chung. Tranh cãi về tài sản là khó tránh khỏi. Nếu có thể đối thoại được, hai người nên sắp xếp cho ổn thỏa chứ không cần phải tranh cãi. Trường hợp quá căng thẳng, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư.