Những tác hại nguy hiểm vô tình bị coi nhẹ từ caffeine

Những tác hại nguy hiểm vô tình bị coi nhẹ từ caffeine

Caffeine rất nguy hiểm nhưng nguy cơ gây chết sớm mà nó mang lại đang bị coi nhẹ.

Tiến sĩ Jack James, trưởng khoa tâm lý tại Đại học Reykjavik (Iceland) cho biết caffeine ngày càng được bổ sung vào nhiều sản phẩm như đồ uống tăng lực, đồ uống có cồn và một số loại thuốc.

Kết quả là rất nhiều người trong số chúng ta vô thức tiêu thụ nhiều caffeine hơn mình nghĩ, kéo theo các vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe.

  • 1

    Ngoài trà và cà phê, caffeine còn được tìm thấy trong đồ uống có gas, nước tăng lực, nước uống đóng chai, đồ uống có cồn, bánh quy, kẹo cao su, sữa chua và sữa có mùi hương.

    Những tác hại nguy hiểm vô tình bị coi nhẹ từ caffeine

     

  • 2

    Bên cạnh đó, caffeine còn có trong một số loại thuốc trị cúm và cảm lạnh, thuốc giảm cân, kẹo bạc hà, mỹ phẩm, xà bông.

  • 3

    Dưới dạng đồ uống tăng lực, caffeine cũng mang lại hiệu ứng an thần như thuốc lá và kích thích người sử dụng uống nhiều hơn.

    Những tác hại nguy hiểm vô tình bị coi nhẹ từ caffeine

  • 4

    Thêm vào đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy caffeine làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn, lạm dụng tình dục, lái xe trong tình trạng phê và bạo lực.

  • 5

    Cũng có bằng chứng cho thấy uống caffeine khiến trẻ em có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn, ma túy và hút thuốc trong tương lai.

  • 6

    Hai nhân tố kích thích bệnh rối loạn nhịp tim nhanh trên thất (SVT) đã được chứng minh là caffeine và cồn, bởi vậy, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao nếu tiêu thụ caffeine và cồn cùng lúc. SVT có thể khiến tim đập rất nhanh, lên tới 160 nhịp một phút, dẫn tới tức ngực, choáng váng và khó thở.

  • 7

    Hiện chưa có khuyến cáo nào giới hạn lượng caffeine tiêu thụ trong một ngày bởi lượng caffeine mà cơ thể người có thể hấp thụ rất khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, lượng tiêu thụ caffeine trung bình.

    Một cuộc khảo sát của Canada cho thấy một người trung bình có thể tiêu thụ tới 400mg caffeine một ngày mà không gặp phải tác động tiêu cực nào như lo lắng hoặc các vấn đề về tim mạch.

    Chỉ có phụ nữ mang thai là được khuyến cáo không nên sử dụng quá 200mg caffeine một ngày, bởi nó có thể tạo ảnh hưởng tiêu cực tới cân nặng của đứa trẻ sau khi ra đời và chất lượng thai nhi. Trẻ em không nên tiêu thụ quá 75mg caffeine một ngày.

    Tổ chức y tế thế giới từng ghi nhận tình trạng ngộ độc caffeine là một tình trạng bệnh lý với các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, khó tiêu, rùng mình và nhịp tim nhanh.