Dưới đây là một số thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
-
1
Khám bệnh qua internet
Trên mạng, có thể tra cứu đủ loại bệnh, triệu chứng và cách chữa, khiến cho ngày càng nhiều người tự chẩn doán và tự chữa bệnh. Điều này đã gây những hậu quả tai hại.
Trong quá trình điều tra xã hội học với trên 3000 người tham gia, các nhà nghiên cứu Anh đã thu được những số liệu chứng tỏ rằng ngày càng có nhiều người khi gặp các vấn đề về sức khoẻ, đã tìm đến internet hơn là đến gặp bác sĩ.
Người ta thường vào mạng, đọc những triệu chứng biểu hiện của bệnh sau đó đối chiếu, chiêm nghiệm với tình trạng sức khỏe của mình để suy ra mình đã mắc bệnh gì. Тất nhiên vì không có chuyên môn, người ta thường lầm lẫn.
Bạn nên đi khám khi thấy sức khỏe có vấn đề để tìm ra nguồn gốc căn bệnh. Chẳng phải những câu trả lời của bác sĩ trên internet đều kết thúc bằng câu “Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám cụ thể hơn” hay sao?
Tập thể dục rất tốt cho cơ thể nhưng bạn chỉ nên luyện tập với cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện có. (ảnh minh họa)
-
2
Tập thể dục quá mức
Tập thể dục rất tốt cho cơ thể nhưng bạn chỉ nên luyện tập với cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện có.
Theo các nhà nghiên cứu, những vận động viên chạy marathon và đạp xe đạp đường dài gặp rủi ro hư hại lâu dài về tim mạch và rủi ro cao hơn nữa có thể là nhồi máu cơ tim sau hai năm tham gia cuộc đua.
Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ tim, các vận động viên còn có thể gặp những thay đổi trong nhịp tim, chỉ báo cho rối loạn nhịp tim và tử vong nếu không được chữa trị.
Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng rủi ro gấp năm lần bệnh rung tâm nhĩ, một căn bệnh đòi hỏi chữa trị cẩn thận và có thể tử vong.
-
3
Uống quá nhiều nước
Rõ ràng việc uống ít nước không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cố gắng uống thật nhiều nước? Tuy nhiên, đó là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn vừa chạy marathon xong hoặc nhịn khát quá lâu.
Theo các chuyên gia y tế, bạn chỉ nên uống nước những khi bạn cảm thấy khát hoặc cố gắng uống khoảng 7-8 ly nước mỗi ngày thì sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngược lại, khi bạn uống quá nhiều nước hàng ngày, tức là bạn đang vô tình gây căng thẳng không cần thiết lên cơ thể: Uống nhiều nước hơn bạn cần có thể làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu của cơ thể; Khi uống quá nhiều nước hơn mức cơ thể cần, thận sẽ phải làm việc thêm giờ để lọc lượng nước dư thừa ra khỏi hệ thống tuần hoàn, gây hư hại, tổn thương.
-
4
Lạm dụng Vitamin
Vitamin cũng là một loại thuốc chữa bệnh, vì vậy, không nên sử dụng bừa bãi. Với các vitamin tan trong nước như C, nhóm B, PP…, nếu lượng cung cấp cao hơn nhu cầu một chút thì cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá. Nhưng cơ thể sẽ bị ngộ độc nếu các vitamin tan trong dầu bị thừa hoặc lượng vitamin tan trong nước quá cao so với nhu cầu,
Bạn chỉ nên dùng viên vitamin bổ sung ở mức độ vừa phải và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
5
Lười kiểm tra sức khỏe
Hầu hết người dân đều không chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là một sai lầm. Thực ra khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, chi phí điều trị cao, cũng có khi bệnh đã đi vào giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong…
-
6
Lười ăn trái cây và rau
Ăn nhiều rau và trái cây giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số dạng ung thư đồng thời kiểm soát tốt cân nặng. Thế nhưng không ít người “chê” rau và trái cây hoặc ăn ít hơn so với nhu cầu của cơ thể.
Ngủ không đủ giấc hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ có thể làm giảm sức đề kháng, dẫn tới bệnh tật. (ảnh minh họa)
-
7
Không ngủ đủ giấc
Các nhà khoa học cho biết, ngủ không đủ giấc hoặc mắc chứng rối loạn giấc ngủ có thể làm giảm sức đề kháng, dẫn tới bệnh tật. Ngủ không đủ sẽ khiến sức khỏe bạn tuột dốc không phanh và sinh ra hàng loạt bệnh tật như cao huyết áp, trầm cảm, tiểu đường, béo phì, trầm cảm…
Để đảm bảo sức khỏe, tái tạo lại năng lượng, trung bình mỗi người cần ngủ khoảng 7 giờ.