Những thực phẩm giúp bé “đánh bại” cảm cúm

7 điều cần lưu ý với da bé sơ sinh

Ngoài mặc áo, giữ ấm bé trong phòng tránh không khí lạnh, bạn có thể giúp con ấm áp, tránh cảm cúm, bệnh tật bằng những thực phẩm tươi ngon.

  • 1

    Rau xanh

    Rau xanh rất giàu vitamin A – loại này rất tốt cho cơ thể bé. Rau không chỉ giúp cơ thể con cân bằng mà còn khiến con khỏe và sở hữu một hệ miễn dịch tối ưu.

    Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 3 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày để ngăn chặn sự “hỏi thăm” của các bệnh đường hô hấp cho con nhé!

    Các loại rau xanh nên dùng như cải xanh, cải xoăn, măng tây, rau bina…

  • 2

    Hoa quả tươi

    Những loại quả rất tốt cho mùa đông có tác dụng giữ nhiệt đó là táo, bưởi, cam. Các loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin C… Mỗi ngày ăn một loại quả này giúp bé phòng tránh các bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
     
    Bạn nên cho bé ăn nguyên quả, nguyên tép, múi hơn là vắt nước bởi vì “thịt” của các loại trái cây này chứa chất xơ rất tốt cho bé, chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm do không khí lạnh.

    Thêm vào đó, hoa quả có chứa rất nhiều vitamin C. Vì vậy, nếu muốn bé không bị ốm, bạn hãy tích cực cho con ăn thật nhiều trái cây tươi. Ngoài táo, bưởi, cam, các mẹ cho ăn thêm cả đu đủ, dâu tây, dưa hấu đỏ, chuối…

  • 3

    Thực phẩm giàu protein

    Giúp con phòng tránh cảm cúm, cảm lạnh trong mùa đông lạnh giá thì thực phẩm có chứa nhiều protein là tốt nhất. Amino axit trong protein sẽ tạo ra các tế bào cho cơ thể, các tế bào này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con. Nếu thiếu hụt protein, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả do các tế bào không được nuôi dưỡng tốt.

    Trứng, cá và thịt là những nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể bé. Tuy nhiên, mẹ nên tổ chức bữa ăn hợp lý cho con, tốt hơn hết nên lựa chọn thịt trắng (thịt gia cầm) thay cho thịt đỏ.
     
    Bên cạnh đó, trong protein thực vật chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus. Bà mẹ có thể cho con uống sữa đậu nành mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn sữa và cách sử dụng cũng cần phải có những lưu ý để trẻ được uống sữa một cách khoa học nhất.

  • 4

    Chất béo có lợi

    Không phải chất béo nào cũng có hại cho cơ thể, bạn hãy tập cho bé ăn các loại thực phẩm béo có trong các loại quả như quả bơ, các loại hạt, và các loại axit béo có chứa omega-3 có trong một số loại cá tăng cường hệ miễn dịch có khả năng kháng thể.

  • 5

    Hải sản

    Hải sản có chưa nhiều omega-3, chúng mang đến cho cơ thể bé rất nhiều kẽm – một chất chống ôxy hoá kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho bé “chăm chỉ” ăn cá 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình.

    Bên cạnh đó, cá hồi là loại cá được xếp đầu bảng cung cấp nhiều axit béo omega 3 cũng như dầu cá. Đây là những loại chất béo đã được chứng minh là giúp tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.

  • 6

    Gia vị: tỏi, hành, gừng

    Nhiều mẹ “lười” không cho những gia vị này vào đồ ăn cho con, hoặc “sợ chúng dậy mùi”, suy nghĩ đó nên được thay đổi. Bởi thêm nhiều hành và tỏi… trong các món ăn vào mùa đông có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể bé trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

    Đặc biệt, tỏi tây có chứa rất nhiều vitamin B, C, các chất khoáng như sắt, canxi, phôtpho, magiê, natri, kali,… có tác dụng bổ thần kinh, tránh cảm.

    Hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, trị ho, an thần nhẹ, mệt mỏi, bổ dưỡng cơ thể. Củ gừng tươi có khả năng đánh bại những căn bệnh cảm cúm.
     
    Một hợp chất tự nhiên từ thực vật có tên là gingerol được tìm thấy trong củ gừng tươi có khả năng tránh cúm rất tốt.
     
    Có thể dùng tỏi tây, hành tây, gừng dưới dạng thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác, nấu canh, nấu súp với khoai tây, cà rốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo… cho bé mỗi ngày.