Những “truyền thuyết” sai lầm về ăn dặm

Cho bé ăn dặm vì không tăng cân: Cân nặng chỉ là yếu tố quyết định việc có cho bé ăn dặm hay không khi bé tròn 6 tháng và cân nặng tăng dưới 300g/tháng. Việc cho bé dưới 6 tháng ăn dặm sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé và thậm chí khiến việc không tăng cân trầm trọng hơn.
Sữa mẹ xấu nên phải ăn dặm:Bé bú mẹ và bú bình đều cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong 6 tháng đầu. Không có khái niệm sữa mẹ ít chất do người mẹ luôn chắt lọc những thứ tốt nhất của cơ thể để tạo sữa nuôi con. 
Chỉ nên ăn rau ngót, thịt nạc khi tập ăn dặm:  Bé ăn dặm cần được cho ăn với thực đơn phong phú đa dạng phù hợp với khả năng tiêu hóa và nhai nuốt của bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể. Chỉ ăn rau ngót và thịt nạc không thể đáp ứng tốt nhu cầu này.
“Tráng ruột” bằng cà rốt trước khi ăn dặm rất tốt: Quan điểm tráng ruột bằng nước cà rốt trước khi ăn dặm để tránh rối loạn tiêu hóa là một kinh nghiệm chưa được chứng minh và không phải đúng với đa số. 
 
Việc ăn dặm nên được bắt đầu từ chính nhu cầu dinh dưỡng của bé
(Ảnh minh họa)
 
Các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm
 
– Theo dõi các giai đoạn phát triển của con.
– Bắt đầu phân lại lịch ăn theo nguyên tắc 4 tiếng/ bữa.
– Lên thời khóa biểu cho ăn dặm.
– Tập hợp tài liệu, các dụng cụ cần thiết.
– Làm công tác tư tưởng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình về giai đoạn này.
– Lên thời khóa biểu chi tiết cho 1 tuần ăn dặm đầu tiên.
 
Không cần quá cầu kỳ, mẹ có thể viết tay lịch ăn dặm của bé theo từng tuần như thế này 
để theo dõi quá trình và phản ứng /dị ứng của bé (nếu có)
 
Nguyên tắc chung khi cho bé ăn dặm 
– Ăn nhạt (không cần thiết phải nêm mắm, muối vào đồ ăn dặm của bé)
– Tôn trọng “khoảng thời gian chờ” để kiểm tra dị ứng khi tập món mới.
– Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2-3 ngày.
– Không ép ăn, không đi rong.
– Không xem tivi hay chơi đồ chơi.
– Không so sánh cân nặng hay khả năng ăn, lượng ăn với  bé khác.
– Kiên nhẫn và kiên định.
– Uyển chuyển nhịp nhàng.
Nguyên tắc “Khoảng thời gian chờ” 
– Đơn giản là với mỗi món ăn mới, nên duy trì khoảng thời gian để cơ thể làm quen tối thiểu là 1-2 ngày, nhất là ở giai đoạn đầu khi con mới tập ăn dặm.
– Nguyên tắc này áp dụng khi giới thiệu món mới cho con, nhằm giúp con giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa.
– Nên giới thiệu món ăn mới cho con vào buổi sáng hoặc trưa, để có thể có thể xử lý kịp thời các phản ứng của cơ thể con (nếu có). Duy trì nguyên tắc này cho tới khi con 9-10 tháng tuổi, hoặc thậm chí trên 12 tháng tuổi nếu thấy con có cơ địa nhạy cảm.
Một số mẹo nhỏ khi sơ chế thực phẩm
Thịt: 
– Không nấu quá lâu để thịt không mất nước, mất độ mềm và độ ngọt của thịt. 
– Chỉ chế biến thịt sống, không nấu chín thịt trước khi chế biến (trừ phi làm món ruốc).
– Có thể trộn thịt với các loại thực phẩm khác (như cà rốt, ớt chuông) để tăng độ mềm của thịt.
Rau:
– Chỉ chế biến rau củ khi đã làm chín.
– Cần đậy vung khi sơ chế để hạn chế bay mất vitamin.
– Các hình thức hấp/luộc sẽ giữ lại mùi vị, màu của rau củ tốt nhất.
Cá/Hải sản:
– Dùng gừng để khử tanh cho hải sản rất hiệu quả.
Thời gian lưu trữ thức ăn
 
Đồ ăn có thể được trữ đông theo từng viên sẽ giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
(Ảnh minh họa)
Khoảng thời gian 6 tháng cũng là lúc nhiều mẹ phải đi làm lại. Vì vậy để đảm bảo bữa dặm của con được phong phú đa dạng mà mẹ không tốn quá nhiều thời gian thì các cách trữ lạnh, trữ đông thực phẩm. Việc này giúp mẹ tiết kiệm khá nhiều thời gian chế biến, mẹ chỉ cần dành 1 -2 ngày trong tuần để chế biến và trữ thức ăn cho cả tuần để đảm bảo thực đơn dặm đủ chất cho con. Nhưng trữ thế nào để thức ăn vẫn tươi ngon, đảm bảo vệ sinh thực phẩm? Bảng dưới đây chỉ dẫn những thời gian thích hợp cho từng loại thực phẩm để mẹ chú ý hơn. 
 
 Loại thực phẩm  Ngăn mát  Ngăn đá
 Rau củ đã nấu  2-3 ngày  1-3 tháng
Thịt, cá  1 ngày  1-2 tháng
 Hỗn hợp thịt – rau củ  1-2 ngày  3-4 tháng
 Lòng đỏ trứng  1 ngày   1-2 tháng
Bảng thời gian trữ mát, trữ đông thực phẩm cho bé
Nguồn:  Kellymom
Cách tập cho bé ăn:
 
Cần nhớ giai đoạn mới bắt đầu sẽ chú trọng kỹ năng ăn hơn là số lượng thức ăn con ăn. Vì vậy nếu bé giai đoạn đầu mới ăn có không ăn được nhiều, hay thậm chí gần như không ăn thì mẹ cũng nên kiên nhẫn.
Vì ăn dặm là cách ăn bằng thìa, khác hẳn cách ăn bằng bình bú hoặc bú mẹ, nên mẹ cần tập cho con cách làm quen và đáp ứng với việc này: 
– Dùng thìa mềm, lòng thìa nông, đầu thìa tù để tập cho bé.
– Đưa từ từ thìa vào miệng, ban đầu là chạm môi để lưỡi bé tự thay đổi và thích ứng. Khi thấy bé đáp ứng thì đưa dần dần thìa vào trong miệng để bé có thể hiểu và làm quen với cách ăn mới này.
– Lặp lại việc này trong ít nhất 1 tuần đầu tiên khi con mới ăn dặm. 
Xem thêm
Món ngon cho bé
Honey Bee 
(Tổng hợp)
logo smaill

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.