Pharaoh Ramsess II
Trong 66 năm trị vì, đại đế Ramsess II là một trong những pharaoh vĩ đại nhất và quyền lực nhất trong lịch sử. Năm lên 10, ông đã được phong làm Tổng tư lệnh quân đội.
Ông có 8 người vợ, trong đó nổi tiếng nhất là nữ hoàng Nefretari, Isetnofret và Henutmire. Sử sách kể lại, trong vòng 10 năm, mỗi bà vợ nói trên đã sinh cho Ramesses 5 người con trai và 1 cô con gái. Các bà thứ phi cũng sinh cho ông từ 5 đến 10 hoàng tử. Kết quả là ông có… hơn 100 người con. Khoảng 44 – 56 con trai và 40 – 44 con gái. Thú vị là, Ramsess II sống lâu hơn vợ Nefretari đến 54 năm và lâu hơn 18 đứa con của mình.
Ramsess II đã lãnh đạo Ai Cập cổ đại trong những trận chiến lớn với các nước Lybia, Nubia và Hit-ti. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà kiến trúc vĩ đại. Ramsess đại đế đã xây dựng thủ đô Thebe tối linh thiêng, thánh địa đền Karnark và ngôi đền tinh xảo Abu Simbei.
Hoàng đế Sargon của nước Akkad
Được mệnh danh là “Đức Vua Chân Chính”, đại đế Sargon là vị vua đầu tiên của khu vực Lưỡng Hà. Gia thế của ông khá li kì và bí ẩn. Sử sách tương truyền rằng, ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã bị bỏ rơi trong một chiếc giỏ thả trôi trên sông Europhrates. Từ thân phận kẻ làm vườn thấp hèn, Sargon đã trở thành vị vua đầu tiên của khu vực Lưỡng Hà (khu vực giữa hai châu thổ sông Euphrates và sông Tigris).
Sau này, suốt thế kỷ thứ 22 và 23 trước Công nguyên, ông liên tục chinh phục các thàng bang vùng Sumer, từ Elam tới Địa Trung Hải, một ít Iran và Syria, một số khu vực Tiểu Á và bán đảo Ả Rập.
Sử liệu còn lại về vị đại đế này không còn nhiều. Nhưng các tài liệu luôn nhấn mạnh rằng, Đức Vua Vĩ Đại có đến 200 người con, đủ để có thể thành lập một đội quân hùng mạnh cho riêng ông.
Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn là một vị vua sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Mông Cổ sau đó mở rộng xâm chiếm khắp châu Á, sang đến vịnh Ba Tư. Những gì mà Thành Cát Tư Hãn thực hiện không chỉ là cai trị đế chế rộng lớn nhất thế giới, mà còn làm tăng dân số ở những nơi vó ngựa của ông đi qua.
Tượng đài Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ |
Thành Cát Tư Hãn được cho là có hàng trăm người con. Mỗi con, cháu trai của ông cũng có hàng chục người con trai khác. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, vài trăm năm sau đó, con cháu của ông vẫn tiếp tục sự nghiệp chinh phạt và “truyền bá nòi giống” của mình. Thậm chí đã có ý kiến cho rằng số lượng hậu duệ của ông ngày nay lên tới… 16 triệu người. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn không phải là vị hoàng đế đông con nhất thế giới.
Vua Molay Ismai Ibn Sharif của Maroc
Vị vua đầu tiên trong danh sách những vị vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới là Molay Ismaïl (1634? – 1727), vị vua thứ hai của nhà Alaouite trong lịch sử Ma-rốc và cũng là vị vua có thời gian cai trị lâu nhất trong lịch sử quốc gia này (55 năm – từ 1672 đến 1727).
Sultan (tước hiệu vua của người Hồi giáo) Moulay Ismaïl nổi tiếng là một vị vua thiện chiến, được mệnh danh là “Vua chiến binh” – The Warrior King.
Ismai Lbn Sharif – người có nhiều con nhất trong lịch sử |
Theo sách Kỷ lục Guinness, Sultan Ismaïl là người có nhiều con nhất trong lịch sử loài người với 888 người con. Tuy nhiên, đó chỉ là số lượng con được xác thực. Theo Dominique Busnot – nhà ngoại giao người Pháp am hiểu lịch sử thì sau 32 năm trị vì – tức năm 1704, Sultan Ismaïl đã có tới 1.171 người con từ 4 bà vợ và hơn 500 thê thiếp.
Con số khủng khiếp này đã gây ra rất nhiều tranh cãi cho giới khoa học. Một số người tin thì trầm trồ kinh ngạc, trong khi nhiều người cho rằng Ismaïl không thể có được số lượng người nối dõi nhiều như vậy.
Đại đế Mutsuhito (Thiên hoàng Minh Trị)
Là vị Thiên hoàng thứ 122, đại đế Mutsuhito là vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Thiên Hoàng Minh Trị |
Một trong những sự thật thú vị về vị đại đế này, chính là số con của ông. Tuy chỉ công khai 1 người vợ và vài vợ lẽ, Thiên hoàng Minh trị vẫn có đến… 87 người con. Năm 1912, ông đã qua đời do bệnh tiểu đường và nhiễm độc niệu, vì những loại bệnh này vào thời kì đó chưa có thuốc cứu chữa.
Giai thoại về Thiên hoàng Minh Trị có rất nhiều. Có người nói ông to khỏe, hơi giống du côn, có sách lại ghi là ông mảnh khảnh và hay bị ốm. Có người tôn vinh ông là người đặt nền móng cho sự “thần kì Nhật Bản” (Nhật Bản vươn lên thành cường quốc thế giới trong thời gian ngắn), có người lại phê phán ông là kẻ theo chủ nghĩa tư bản.
Chuyện ngoại tình của các hoàng hậu Trung Hoa
(Khám phá) – Trong hậu cung thâm nghiêm, chuyện dan díu tưởng khó bằng lên trời. Ấy thế mà nhiều vị hoàng hậu vẫn xoay xở được để cắm sừng hoàng đế. |
Mẫu nghi thiên hạ và những chiêu “giữ chồng” độc nhất
(Khám phá) – Ai có thể tưởng tượng được thân là hàng mẫu nghi thiên hạ, nhưng hoàng hậu của các triều đại lại có những đòn thâm độc và hiểm ác đến vậy. |
Nguồn: Thu Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.