Nội tạng tí hon làm từ công nghệ in 3D

Nội tạng tí hon làm từ công nghệ in 3D

Các nhà khoa học Mỹ sử dụng máy in 3D để tạo ra những trái tim và buồng gan có kích cỡ tí hon, với hy vọng ứng dụng cho lĩnh vực y học trong tương lai.

  • Những sản phẩm cực độc từ máy in 3D
  • Máy in 3D hoạt động như thế nào?
  • Tạo bộ xương chuột nhờ máy in 3D

Tạo nội tạng ti hon nhờ công nghệ in 3D

Nhóm nghiên cứu của Viện Wake Forest tái lập trình các tế bào da người thành tế bào tim. Khi tế bào sau đó kết thành khối, họ sử dụng máy in 3D để biến thành hình dạng và kích thước mong muốn, trong trường hợp này là những trái tim có đường kính 0,25 mm.

Nội tạng tí hon làm từ công nghệ in 3D

Các nhà khoa học tiếp tục phát triển những cơ quan sinh học tí hon, cho phép chúng bắt chước hoạt động của các bộ phận thật. Các cơ quan được nối với nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có thể sử dụng trong thí nghiệm điều trị mới hoặc nghiên cứu ảnh hưởng của chất hóa học, virus.

Theo New Scientist, phương pháp trên có thể thay thế các thí nghiệm trên động vật, vốn đắt đỏ và không phải lúc nào cũng ứng dụng được trên cơ thể người.

Máy in 3D được phát minh từ những năm 1980. Kể từ đó đến nay, giới nghiên cứu dự báo công nghệ này sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong y học. Ứng y học của máy in 3D đã có những bước nhảy vọt trong thời gian qua, như in chân tay giả, răng, tai… Trong tương lai, các chuyên gia tin rằng mô và cơ quan nội tạng được sản xuất nhờ máy in 3D, thay đổi hoàn toàn lĩnh vực cấy ghép.

 

Theo VnExpress