Theo một nhà nghiên cứu thuộc đại học Chicago, những thí nghiệm về ảnh hưởng của hooc-môn liên quan đến sự căng thẳng, sự học hỏi ở sóc đất có tác động nhất định lên hiểu biết về ảnh hưởng của hooc-môn này lên sự học hỏi ở con người.
Jill Mateo, giáo sư nghiên cứu sự phát triển tương đối ở người, đã phát hiện ra rằng khi thực hiện các bài tập bình thường để sống sót, sóc đất học nhanh hơn nếu chúng có lượng cortisol ở mức vừa phải, một loại hóc môn được sản xuất ra để phản ứng lại sự căng thẳng, so với những con có nồng độ cortisol cao hoặc thấp.
Ở con người, sự sản xuất ra cortisol cũng liên quan đến sự căng thẳng và ảnh hưởng đến sự học hỏi, tuy nhiên tác động đó không được hiểu rõ lắm, Mateo cho biết. Cuộc nghiên cứu sóc đất này có thể đưa ra một hướng đi mới. Để sống sót, sóc đất phải thích ứng nhanh chóng và học cách định vị sự nguy hiểm trong môi trường sống, vì vậy chúng có thể quay trở lại hang của mình. Những con sóc mới sinh ra khỏi hang vào thời điểm chúng thôi bú, khoảng 4 tuần tuổi.
Một cuộc nghiên cứu tại đại học Chicago cho thấy rằng những con sóc nhỏ học cách sống sót trong môi trường sống cần có hooc- môn gây stress ở mức độ vừa phải. Cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của hooc- môn stress ở sự học hỏi của con người trong những thời kỳ đầu. (Ảnh: Đại học Chicago) |
“Có đến hai trăm con có thể ra khỏi hang cùng một lúc, mang lại một bữa ăn thịnh soạn cho những động vật săn mồi,” Mateo nói. Bà nghiên cứu sóc đất Belding ở phía Tây Hoa Kỳ. Trong tự nhiên khoảng 30 % sóc con không thể sống sót. Lượng cortisol rõ ràng có liên hệ đến sự sống sót của chúng, Mateo cho biết trong bài báo “Mối quan hệ giữa cortisol và sự học hỏi ở sóc đất có hình chữ U ngược” công bố trên tạp chí trực tuyến Sinh học thần kinh về học hỏi và trí nhớ. “Chữ U ngược” là hình ảnh mà dữ liệu hình thành trên một biểu đồ. Những động vật có lượng cortisol thấp nằm ở bên trái chữ U ngược, những con với lượng cortisol cao nằm ở bên phải, và những con có nồng độ cortisol trung bình và khả năng học hỏi cao năm ở giữa.
Để kiểm tra xem liệu những con vật với lượng cortisol thấp có gặp khó khăn trong học hỏi hay không, Mateo tái tạo lại khung cảnh tự nhiên với một mê cung và nối nó với một hộp chứa tổ của những con sóc con. Bà thay đổi lượng cortisol trong cơ thể sóc con và nhận thấy những con có nồng độ cortisol cao hay thấp cần 13 đến 14 lần thử trước khi định vị được mê cung, trong khi một nhóm sóc con được kiểm soát có lượng cortisol vừa phải chỉ cần đến 9 lần. Bà đã thử phản ứng của các con vật với nguy hiểm bằng cách ném một dĩa nhựa qua mê cung và phát ra tiếng chim gọi bầy để xem độ nhanh nhạy trong phản ứng của sóc con. Lượng cortisol cao và thấp làm giảm khả năng của những con vật trong việc học cách phản ứng lại nguy hiểm.
Đối với con người, những nghiên cứu đã được thực hiện về cortisol và sự học hỏi không đi đến kết luận nào. Không giống với loài vật, các nhà khoa học không thể điều chỉnh lượng cortisol ở con người để nghiên cứu tác động của nó. Tuy nhiên, các học giả rất chú ý đến tình huống mà lượng cortisol thay đổi vì những can thiệp và những sự kiện bất thường. Ví dụ, để giúp đỡ sản phụ sinh non có những đứa con khỏe mạnh, các bác sĩ thỉnh thoảng sử dụng glucocorticoids tổng hợp, liệu pháp này làm tăng lượng cortisol. Glucocorticoids làm sự phát triển phổi của bào thai được dễ dàng hơn. “Chúng ta gần như không biết gì về tác động sinh học thần kinh lên sự phát triển nhận thức ở trẻ” bà giải thích. Những nghiên cứu về động vật đã chỉ ra liệu pháp này có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của não.
Thêm vào đó, chúng ta có rất ít hiểu biết về tác động của nồng độ cortisol thấp lên sự học hỏi ở người. Những sản phụ chịu nhiều căng thẳng, ví dụ như những người được kiểm tra sau khi trực tiếp chứng kiến sự sụp đổ của tòa nhà thương mại quốc tế ngày 9/11, đã gặp phải sự rối loại thần kinh sau căng thẳng và có lượng cortisol giảm đi đáng kể hai năm sau đó, cũng như con của họ.
Những thí nghiệm trên động vật giúp chúng ta hiểu được những tác động tiềm tàng của nồng độ cortisol thấp lên sự học hỏi ở con người, bà kết luận.
Theo Trà Mi (ScienceDaily)