Biến nước lã thành nước đá chỉ trong vài nano giây (1 nano giây = 1 phần triệu của giây) chưa phải là gì to tát nếu so với thử nghiệm tạo ra nước đá “nóng” hơn nước sôi vừa được thực hiện bằng máy Z khổng lồ (ảnh) ở Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia của Mỹ. Máy Z từng lập kỷ lục khi tạo ra nhiệt độ nóng hơn Mặt trời.
Theo nhà nghiên cứu Daniel Dolan, thông thường khi bị nén, nước sẽ nóng lên. Tuy nhiên, trong điều kiện nén cực độ, nước dễ dàng đạt tới trạng thái rắn (nước đá) hơn là duy trì trạng thái lỏng. Ai cũng biết hầu hết vật thể đều teo lại khi gặp nhiệt độ lạnh và vì thế ít chiếm không gian hơn. Nhưng nước đá bình thường lại chiếm diện tích nhiều hơn so với nước lã.
Tuy nhiên, trong thử nghiệm, dung tích nước đã teo lại đột ngột và không liên tục – giống như quá trình tạo thành hầu hết các loại nước đá từng được (các nhà khoa học) biết đến, trừ nước đá thông thường. Quá trình nén cực nhanh trong điều kiện áp suất khoảng 70.000 atmosphere khiến nước đóng băng trong tích tắt. Và khi đưa ra khỏi môi trường cực nóng này, nước đá bắt đầu tan.
Máy Z(Ảnh: LiveScience)
V.QUỐC
Theo LiveScience, Báo Cần Thơ