Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA), ăn chay sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh như: tim mạch, ung thử cổ tử cung, ung thư vú, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp,…
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người lớn, “phương pháp thực dưỡng này còn có những tác dụng đáng kể và lâu dài với trẻ nhỏ như giúp giảm nguy cơ bị béo phì, tăng mỡ máu khi trưởng thành” – Bác sĩ Jatinder Bhatia – trưởng hội đồng dinh dưỡng của Hiệp hội nhi khoa Mỹ (AAP) đã chia sẻ. Việc nuôi con kiểu thực dưỡng trên thế giới đã khá phổ biến vì những lợi ích mà nó mang lại, thế nên, hiện tại rất nhiều mẹ Việt cũng đã và đang nghiên cứu, tìm hiểu để nuôi con theo phương pháp này. Còn nếu mẹ nào chưa rõ và đang muốn tìm hiểu, hãy cùng ChaMeCuaCon.com khám phá về phương pháp khá mới mẻ này nhé!
Ăn theo phương pháp thực dưỡng là gì?
Ăn theo phương pháp thực dưỡng (hay gọi tắt là ăn chay) là một phạm trù rất rộng, gồm nhiều cấp bậc liên quan đến các nhóm thực phẩm đa dạng khác nhau. Việc phân biệt này là rất quan trọng vì một chế độ ăn thực dưỡng nghiêm ngặt sẽ rất khó để phù hợp cho các em bé. Ví dụ, ăn chay một phần tức là chế độ ăn có bao gồm đạm động vật từ sữa và các sản phẩm làm từ sữa, nhưng không ăn thịt hay trứng. Trong khi chế độ ăn chay hoàn toàn thì không ăn toàn bộ các loại đạm động vật kể cả trứng và sữa.
Khi bắt đầu ăn chay thì sẽ tuân thủ theo 10 cấp độ tăng dần. Trong đó thực đơn cho người mới áp dụng – cấp độ 1 – sẽ bao gồm:
+ 10% ngũ cốc nguyên cám
+ 30% rau củ
+ 10% các món canh lỏng
+ 30% các món từ đạm động vật
+ 5% salad và hoa quả
Cấp độ cao nhất, cấp độ 10 bao gồm 100% ngũ cốc nguyên cám.
Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đều đã đồng ý rằng, một chế độ ăn thực dưỡng thích hợp, tức là được nghiên cứu kỹ, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của trẻ em.
Cái nhìn rõ hơn về dinh dưỡng khi cho bé ăn chay:
Thu nạp protein
Tổng lượng đạm thu nạp từ thực vật sẽ ít hơn từ động vật; và loại đạm từ thực vật sẽ khó tiêu hơn đạm động vật.
Trong nhiều loại đạm thực vật cũng thiếu một hoặc nhiều amino axit thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, con người có khả năng cân bằng nguồn này rất tốt cho các nhu cầu thể chất bằng cách lấy từ các loại thực vật khác nhau.
Tuy nhiên, kể cả việc cơ thể có khả năng tự tổng hợp dưỡng chất tốt đến đâu thì việc hấp thu đó có đủ cho các bé hay không vẫn là mối quan tâm lớn khi bàn đến chuyện cho trẻ em ăn theo phương pháp này. Vì theo một nghiên cứu của Hà Lan về ăn chay ở các bé trong giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi cho thấy, 59% số bé ăn theo phương pháp thực dưỡng chỉ thu nạp được 80% so với nhu cầu đạm hàng ngày.
Thu nạp năng lượng
Do bản chất của ăn chay là dùng thực vật, vì vậy việc thu nạp năng lượng từ nguồn này thường lâu hơn và được ít hơn so với từ động vật. Đó cũng chính là một lo lắng lớn nữa khi cân nhắc việc có nên cho trẻ em ăn theo phương pháp thực dưỡng hay không. Vì nguồn cung cấp năng lượng nếu con ăn chay sẽ giảm sút rõ rệt khi các bé bước vào giai đoạn từ 10 – 12 tháng (là giai đoạn đang có phát triển vượt trội về mặt thể chất), và có thể sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng trong tương lai của các con.
Các bé ăn theo phương pháp ăn chay một phần lại thường có cân nặng và chiều cao kém hơn so với các bé ăn chay hoàn toàn. Tức là, khi so sánh một nhóm các bé trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi ăn chay với chế độ cố định, có thể trước đó các con không “đạt chuẩn” về chiều cao cân nặng nhưng rồi sẽ bắt kịp khi tới 2 tuổi. Còn nhóm các bé có thay đổi trong chế độ dinh dưỡng từ ăn chay một phần sang ăn chay hoàn toàn thì các con lại rất dễ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất.
Thu nạp vitamin D
Bởi vì quan niệm thông thường cho rằng chỉ có các sản phẩm sữa, trứng hay dầu cá từ động vật mới giàu vitamin D, nên mọi người hay nghĩ nếu ăn chay thì sẽ bị thiếu vitamin D. Và điều đó là đúng, nếu như ăn chay hoàn toàn, nhưng nếu như ăn chay một phần – chế độ bao gồm trứng sữa thì vẫn đủ nhu cầu vitamin D. Việc phơi nắng chỉ cung cấp 1 phần nhu cầu vitamin D, và nếu ở những vùng thiếu nắng thì việc tổng hợp tự nhiên này càng thiếu hụt và có thể dẫn tới còi xương.
Để các mẹ có một cái nhìn cụ thể hơn, dưới đây là chỉ dẫn khuyến nghị về dinh dưỡng cho các bé nuôi theo phương pháp thực dưỡng:
Chất đạm | Các bé cần ít nhất 150 – 250g đạm từ các nguồn thực phẩm sữa động vật. Nguồn thực vật: có thể dùng đậu và sản phẩm chế biến từ đậu nành sẽ cung cấp nhiều lysine hơn so với ngũ cốc nguyên cám. Và cần đảm bảo bé dưới 4 tuổi đc ăn khoảng 1,5kg/ngày các loại rau củ và ngũ cốc nguyên cám và khoảng 1kg/ngày sau giai đoạn 4 tuổi. |
Năng lượng |
Cần bổ sung khoảng 20 – 25g/ngày chất béo từ thực vật (chiếm khoảng 25 – 30%) nhu cầu năng lượng) từ các loại hạt và dầu thực vật. |
Vitamin D |
Cung cấp 100g – 150g/tuần các sản phẩm bổ sung dầu gan cá (tức là khoảng 2μg – 3 μg/ngày) Nguồn thực vật: 250ml sữa đậu nành có bổ sung vitamin D sẽ cung cấp 1,5μg – 3 μg/ngày. Cũng có thể cho bé dùng liều dự phòng: 2 μg – 3 μg/ngày. |
Vitamin B12 |
Cung cấp 100g – 150g/tuần các sản phẩm dầu gan cá. Nguồn thực vật: 125 ml các sản phẩm sữa đậu nành có bổ sung vitamin B12 cung cấp 0,9μg – 1.3μg/ngày. |
Sắt | Các bé trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi cần 1mg/kg thể trọng/ngày. Các sản phẩm giàu sắt bao gồm sản phẩm làm từ đậu tương, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, rau có lá xanh. Những thực phẩm cung cấp vitamin C như các loại quả họ bưởi, cà chua, rau chân vịt, dâu tây cũng giúp quá trình hấp thu sắt tốt hơn. |
Canxi | Để đảm bảo nhu cầu, cần cung cấp 6 – 12 phần thức ăn giàu canxi mỗi ngày, tức là bao gồm từ 150g – 250g/ngày Nguồn thực vật: 125ml sữa đậu nành có bổ sung canxi. Các loại rau củ giàu chất xơ cũng tăng hiệu quả hấp thu canxi, vì vậy nên ăn khoảng 0,5g/kg thể trọng/ngày. |
Honey Bee
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.