Theo báo cáo mới của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hầu hết số trẻ em này (12 triệu trẻ) sinh sống tại khu vực Nam Á, nơi có mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao hơn 6 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các chất bẩn gây ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho quá trình phát triển hệ hô hấp mà còn hủy hoại sự phát triển não bộ của trẻ em.
Chất bẩn gây ô nhiễm không khí hủy hoại sự phát triển não bộ của trẻ.
Theo UNICEF, ô nhiễm không khívượt quá giới hạn mà WHO đề ra có những tác hại tiềm ẩn với trẻ nhỏ và tác hại này biến đổi tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake cho rằng các chất bẩn gây ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho quá trình phát triển hệ hô hấp mà còn hủy hoại sự phát triển não bộ về lâu dài và ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của các em.
Ô nhiễm không khí có liên quan mật thiết với một số bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng không khí và sự phát triển não bộ ở trẻ là một điều đáng lo ngại. Để có kết quả trên, UNICEF đã thực hiện nghiên cứu với đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi thông qua các hình ảnh vệ tinh để đánh giá những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
UNICEF cho rằng khoa học đã chứng minh quá trình phát triển não bộ trong 1.000 ngày đầu đời đóng vai trò rất quan trọng, quyết định khả năng học hỏi, phát triển và định hướng cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, việc chú trọng tới quá trình phát triển não bộ cũng quan trọng không kém việc tập trung đảm bảo cho trẻ có nền tảng giáo dục tốt.
Theo khampha