Ô nhiễm thủy ngân làm tổn thương hải cẩu

Methylmercury (MeHg), dạng phổ biến nhất của thủy ngân được tìm thấy trong máu của động vật biển có vú và cộng đồng sinh vật ăn cá, có thể làm tổn thương hải cẩu ở mức độ nghiêm trọng hơn suy nghĩ trước đây. Những kết quả tương tự cũng được tìm thấy đối với tế bào bạch huyết ở người.

Khả năng tiếp xúc với thủy ngân bắt nguồn từ ô nhiễm do con người gây ra hoặc những biến cố như phun trào núi lửa. 

Theo tác giả của nghiên cứu, Krishna Das thuộc Đại học de Liège, Bỉ: “Thủy ngân được tích lũy và mở rộng trong cơ thể động vật biển có vú, và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của những sinh vật này. Cụ thể, hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương bởi sự tiếp xúc với thủy ngân lâu dài”. Để xác định quy mô của vấn đề, các tác giả đã thực hiện phép phân tích đối với nồng độ thủy ngân trong máu của hải cẩu tại Biển Bắc và kiểm tra tác động của MeHg trong phòng thí nghiệm.

Một chú hải cẩu đang bơi. (Ảnh: iStockphoto/Andy Raatz)

Bằng cách tăng lượng MeHg trong tế bào bạch huyết, các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ thủy ngân được tìm thấy trong máu của hải cẩu đủ để gây tổn thương cho những tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch. Họ cho biết: “Mặc dù phương pháp trong ống nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu này chỉ thể hiện được một phần rất nhỏ mức độ phức tạp của vấn đề, nhưng nó cung cấp hiểu biết về những tác động cụ thể của sự ô nhiễm thủy ngân”.

Sự tổn thương hệ miễn dịch trong cộng đồng hải cẩu biển có thể đã xảy ra từ lâu. Những đợt bùng phát dịch bệnh do virut gây rối loạn phocine gây ra năm 1998 và 2002 đã làm chết hàng nghìn hải cẩu, có mối liên hệ với tác động của ô nhiễm đối với khả năng kháng lại lây nhiễm của loài vật này.

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)