Phá rừng có gây lũ lụt lớn?

Hợp kim “biến hóa” 10 triệu kiểu

Các khoa học gia của Liên Hợp Quốc tỏ ý nghi ngờ về những mối liên hệ giữa nạn phá rừng và các trận lụt khủng khiếp hoành hành gần đây tại Trung Mỹ.

Tổ Chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) nói số các vụ lũ lụt lớn diễn ra đều đặn từ một thế kỷ nay, nhưng diện tích rừng trên thế giới mới giảm một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây.

FAO nói các diện tích có rừng giữ vai trò như vùng đệm cho các trận lụt nhỏ, nhưng không thể cản được các thảm hoạ thiên nhiên lớn.

Bản phúc trình của FAO có vẻ như ngược lại với niềm tin rộng rãi của Chính phủ các nước và các chuyên gia môi trường, là những đối tượng cho rằng rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm ảnh hưởng của những trận lũ lụt.

Sau khi sông Dương Tử và sông Hoàng Hà của Trung Quốc dâng lên ngập bờ hồi 1998, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm chặt đốn gỗ, khiến cho hàng ngàn người mất việc.

Nay, FAO nói rằng những biện pháp này chả tác dụng gì đối với việc chặn các trận lũ lụt có thể kéo đến trong tương lai.

Thay vào đó, FAO nói, nói chỉ khiến cho đời sống của hàng triệu nông dân nghèo trở nên khó khăn hơn mà thôi, do họ bị đuổi khỏi vùng đất đai đang sống.

Các khoa học gia nói rằng rừng bảo vệ các nguồn tài nguyên quý giá qua việc giữ lại đất màu, không để nước cuốn trôi đi. Các khoa học gia cũng chỉ ra những lý do quan trọng khác nhằm kiểm soát rừng một cách có hiệu quả.

Thế nhưng, FAO nói việc khuếch trương bảo vệ rừng trong công chúng là sai.

FAO nói các thiệt hại đang ngày càng tăng thêm từ các trận lũ lụt là do một thực tế. Đó là ngày đang có thêm nhiều người tới sinh sống, làm ăn trên các vùng bị lụt, khiến cho những vụ thiên tai lẽ ra là nhỏ lại trở thành những thảm hoạ to lớn.

 

Theo Tiền Phong Online