Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) hợp tác cùng với Viện nghiên cứu Sinh vật học của Papua New Guinea đã tiến hành khảo sát và tìm kiếm những sinh vật mới trong các khu rừng xung quanh hai ngọn núi Nakanai và Muller ở Papua New Guinea trong năm 2009.
Kết quả, nhóm khảo sát đã phát hiện hơn 200 sinh vật mới tại khu vực này, bao gồm: 2 loài động vật có vú, 24 loài ếch, 9 loài thực vật, gần 100 loài côn trùng như chuồn chuồn, dế, kiến và khoảng 100 loài nhện.
Trong số những loài vật được tìm thấy, đáng chú nhất là loài chuột đuôi trắng rất đẹp, ếch mõm dài, bọ lá mắt hồng. Các nhà khoa học đánh giá những phát hiện này có ý vô cùng quan trọng trước thềm hội nghị của Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tuần sau.
Dưới đây là một số hình ảnh về những sinh vật mới được phát hiện ở Papua New Guinea:
Loài dơi ăn hoa quả với chiếc mũi rất dài.
Bọ lá mắt hồng lần đầu tiên được phát hiện. Loài côn trùng này chủ yếu ăn cánh hoa của các cây cao.
Một loài nhện màu cam hoàn toàn mới.
Chuột đuôi trắng mới được phát hiện. Loài chuột này thường sống trên cây trong các khu rừng của Papua New Guinea.
Ếch mõm dài, nhỏ xíu (chỉ 2cm).
Loài ếch vàng Litoria với nhiều đốm nhỏ được phát hiện tại vùng núi Muller.
Một loài thú có túi với các sọc đen trắng đặc trưng trên đầu.
Theo Vietnamnet, Daily Mail