Phát hiện bằng chứng của nước trên diện rộng ở sao Hoả

Phát hiện bằng chứng của nước trên diện rộng ở sao Hoả

Theo kết quả báo cáo về từ con tàu thăm dò tự động Opportunity của Nasa, có một mạng lưới nước trải dài khắp một khu vực rộng lớn bị ẩn đi bên dưới những đụn cát nổi trên bề mặt sao Hoả.

Năm 2004, tàu thăm dò hành tinh đỏ Opportunity đã tìm thấy được các chất khoáng và những hòn đá có hình khối cầu tròn ở khu vực núi lửa trên sao Hoả, đây là dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại của nước trên bề mặt sao Hoả.

Con tàu thám hiểm rô bốt này cũng tìm được những dấu hiệu tương tự ở miệng núi lửa Victoria, cách đó 3,5 dặm (tương đương với 6 kilômét). Đó là những dải đá vô cùng đặc biệt ở mép núi lửa Victoria và rất có thể chính là tàn dư hoá thạch của những đụn cát cổ đại.

Giáo sư Steve Squyres, trưởng nhóm điều tra Dự án Robot tự hành thăm dò Sao Hoả của trường đại học Conrnell ở bang New York cho biết những phát hiện mới này đã hoàn toàn khẳng định giả thiết rằng nước có tồn tại trên sao Hoả ở một phạm vi rộng chứ không phải chỉ trên những ốc đảo cách biệt.

Phát hiện bằng chứng của nước trên diện rộng ở sao Hoả
Nước trên sao hoả (Ảnh : vietnamsingle.com)

Ông nói: “Rõ ràng là những phỏng đoán về sự tồn tại của nước trên một diện rộng là có cơ sở vì chúng tôi cũng tìm thấy dấu hiệu tương tự ở nhiều nơi cách nhau đến hàng dặm. Và các bạn biết đấy nước là một thành phần thiết yếu của sự sống”

Năm 2006 có một vấn đề được tranh cãi gay gắt đó là có nên đưa con tàu thăm dò Opportunity vào miệng núi lửa Victoria hay không. Do địa hình khu vực dẫn đến miệng núi lửa trắc trở ghồ ghề nên rất có thể hệ thống thăm dò lâu năm cùng với những cái bánh của con tàu sẽ bị làm hỏng.

Vào thời điểm đó, các nhà quản lý trong dự án này lo sợ nếu có bất cứ hư hại nào xảy ra thì con tàu Opportunity sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi núi lửa.

Tuy nhiên, theo Squyres thì cuộc diễn tập mạo hiểm đã chứng minh rằng quyết định đưa con tàu thăm dò vào núi lửa là xứng đáng. Hiện tại nó đã ra khỏi miệng núi lửa an toàn và đang cố gắng nỗ lực để đi đến một núi lửa lớn hơn, cách đó 8 dặm (13.5 kilômét), núi lửa Endeavour.

Giáo sư tiết lộ : “Nếu không đến núi lửa Victoria để quan sát thì chúng tôi không có cách nào để có thể biết được phạm vi xuất hiện của nước. Chúng tôi đã có thể xâm nhập vào trong núi lửa và cũng đã có thể thoát ra khỏi đó. Vậy là chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình.”

 

Theo G2V Star (National Geographic)