Những nhà thám hiểm đại dương đã phát hiện ra một cánh đồng rộng lớn nằm sâu dưới đại dương kéo dài từ Bắc cực tới Ấn Độ Dương, được tiếp năng lượng chỉ bằng nguồn nước nóng và rất giàu sinh vật lạ cùng các mỏ quặng có giá trị.
Lỗ thông khí nóng |
Các lỗ thông nhiệt dưới đáy đại dương trước đây thường được cho là chỉ có ở những nơi như phía đông Thái Bình Dương, nơi các mảng thạch quyển di chuyển nhanh, tạo nên hoạt động núi lửa, và từ đó tạo ra những cánh đồng bốc hơi nghi ngút.
Nay các nhà khoa học đã tìm thấy những lỗ thông nhiệt ở Bắc cực, dọc theo dãy đá trung tâm Đại Tây Dương và phát hiện ra một cột nước nóng to lớn ở Ấn Độ Dương.
“Cho tới 20 năm trước thì những phát hiện này nằm ở vùng vượt quá khả năng tiếp xúc“, chuyên gia lỗ thông hơi, giáo sư Peter Rona tại Đại học Rutgers nói.
Nói theo cách khác, chúng ở những khu vực mà đáy biển tách rời chậm hơn ở miền đông Thái Bình Dương – nơi mà Rona đã phát hiện ra lỗ thông hơi bốc khói đen nổi tiếng vào năm 1979. Khi đó một khu vực thủy nhiệt gọi là TAG được tìm thấy với khối quặng sắt, đồng, kẽm vàng và bạc khổng lồ nằm sâu 3 km dưới nước dọc theo dãy đá trung tâm Đại Tây Dương.
“Nó đã thay đổi bức tranh về các dòng nước nóng dưới mặt biển trên toàn cầu“, Rona phát biểu.
Một trong những tác dụng của cánh đồng thuỷ nhiệt là chúng đóng góp một lượng đáng kể hoá chất cho đại dương, cũng như làm mát lòng trái đất, giống như bộ tản nhiệt trong xe cộ.
Đến nay, những lỗ thông nhiệt đã tạo ra 17 terawatt năng lượng, tương đương với một nửa năng lượng do con người tạo ra. Nhưng với chỉ 10% các rặng đá dưới đại dương trên toàn cầu được khám phá, sẽ còn rất nhiều cánh đồng thuỷ nhiệt chưa được biết tới.
Theo VnExpress