Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện dấu hiệu sự sống trong lớp bùn được lấy từ dưới đáy của một hồ băng ở Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm khảo sát Nam Cực, Anh cùng với một số viện nghiên cứu khác đã khoan lớp băng dày đặc phía trên hồ Hodgson, nằm ở bán đảo Nam Cực, có độ sâu khoảng 93m, để thu thập các mẫu trầm tích sạch bên dưới.
Các nhà khoa học đang khoan lớp băng phía trên hồ Hodgson ở Nam Cực để nghiên cứu mẫu trầm tích nằm dưới đáy – (Ảnh: LiveScience)
Hiện tại, lớp băng phía bên trên hồ chỉ khoảng 3-4m, nhưng cách đây hàng ngàn năm trước, lớp băng bên trên của hồ lên đến 500m. Nghiên cứu sinh David Pearce thuộc Đại học Northumbria, cho biết: “Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu các lớp trầm tích nằm bên dưới hồ chứa đầy băng”.
Phân tích mẫu trầm tích đó, các nhà khoa học thấy tồn tại dấu hiệu của sự sống, niên đại xác định khoảng gần một 100.000 năm. Pearce cùng đồng nghiệp của ông cho biết đã thực hiện cấy 20 loại vi khuẩn được tìm thấy ở lớp trên cùng của lõi trầm tích, kết quả chúng phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, ông còn tìm thấy nhiều mảng hoá thạch ADN của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, đã từng sống thích nghi với khí hậu Nam cực trong thời gian dài.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết khoảng một phần tư trong những chuỗi gene được xác định không phù hợp với bất kỳ chuỗi gene nào được biết đến. Điều này cho thấy rất nhiếu khả năng các loài trong hệ sinh thái bị cô lập này có thể là loài mới cho các nhà khoa học.
Pearce cho biết hiểu được cách thức vi khuẩn và các hình thức khác của cuộc sống đang phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, tối tăm, nơi bị cô lập và nghèo dinh dưỡng dưới lớp băng dày lục địa đông lạnh có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc sự sống trên Trái đất và các khả năng của sự sống trên các hành tinh khác.