Các nhà nghiên cứu mới tìm ra loài động vật chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ khoảng 2.000km/h.
Các nhà nghiên cứu của trường Pomona College (Mỹ) đã xác định, loài ve Paratarsotomus macropalpis là loài động vật chạy nhanh nhất trên Trái đất, vị trí thứ hai thuộc về bọ cánh cứng hổ Úc, tiếp đến là báo cheetah.
Loài ve Paratarsotomus macropalpis không lớn hơn một hạt vừng (hạt mè) nhưng lại có tốc độ di chuyển đến chóng mặt.
Cận cảnh loài ve Paratarsotomus macropalpis.
Nếu đọ về khoảng cách thì báo cheetah đứng đầu nhưng nếu cuộc đua được đo bằng “chiều dài cơ thể trên giây”, không con vật nào qua mặt được ve Paratarsotomus macropalpis – với kỷ lục 322 kích thước chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 2.000km/h.
Loài ve này dễ dàng vượt qua tốc độ của bọ cánh cứng hổ Úc với tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây và loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h – khoảng 16 độ dài cơ thể/giây.
Loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h.
Bọ cánh cứng hổ Úc có tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 772km/h.
Kết quả trên được rút ra từ cuộc nghiên cứu của giáo sư Jonathan Wright thuộc Pomona College (Mỹ) với sự hỗ trợ của Samuel Rubin, ĐH Pitzer. Nhóm nghiên cứu của Samuel Rubin đã sử dụng máy quay với tốc độ khung hình cao để ghi lại tốc độ, tần số bước chạy, sự tăng/giảm tốc của loài ve này.
Cùng với đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện, ve có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 – 60 độ C), cao hơn nhiều so với giới hạn chịu đựng của hầu hết loài động vật khác.
Loài ve này có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 – 60 độ C).
Trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia bắt đầu phân tích dáng đi và cơ chế động học của loài ve miền Nam California này. Ngoài tốc độ đặc biệt, những chú ve còn cho thấy tần số nhấc chân lên và đặt xuống ở mỗi chân cao – khoảng 135 lần/s. Gia tốc của ve Paratarsotomus macropalpis là 7,2 – 10,1m/s² (mét trên giây bình phương).
Samuel Rubin cùng đồng nghiệp vô cùng thích thú trước phát hiện của mình. Rubin cho rằng: “Phát hiện này sẽ truyền cảm hứng để cho ra đời các thiết kế mang tính cách mạng trong lĩnh vực robot hay thiết bị đặc biệt khác”.
Theo Trí Thức Trẻ