Trong lúc các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng không gian Spitzer để tìm kiếm một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của một thiên hà xa xôi, nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra một đám mây bụi nóng bất thường. Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học kết luận rằng nhiệt độ bất thường gây ra bởi sự bùng nổ của một ngôi sao lớn nhiều hơn 50 lần so với mặt trời của chúng ta.
Nhưng trước khi bùng nổ, nó đã 2 lần bật ra khí vào không gian, sau đó khí ngưng tụ thành đám mây bụi và hấp thụ nhiệt lượng thoát ra từ vụ nổ và chuyển thành sức nóng nhờ vậy mà máy dò bức xạ hồng ngoại của kính viễn vọng spitzer mới phát hiện ra.
Các nhà thiên văn đã trình bày phát hiện này trên trên tạp chí Astrophysical trong tháng 10/2010. Các nhà thiên văn đã dự đoán rằng trong khoảng một thập kỷ, những tàn tích của vụ nổ trên sẽ va chạm vào đám mây bụi.
Nếu điều này xảy ra, các kính viễn vọng tia X sẽ phát hiện ra các hiệu ứng. Và một loại sao băng không quan sát được trước đây cũng sẽ được nhận dạng.
——————————————————————————————
Hồ Duy Bình
Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: hoduybinhdhtg@cooltoad.com
Theo Hồ Duy Bình