Phát hiện nguồn ô nhiễm mới bằng vệ tinh NASA

Phương pháp phát hiện các nguồn phát thải mới bằng vệ tinh NASA cho phép nhận ra nguồn ô nhiễm bình thường bị ẩn.

Sulfur dioxide (SO2) là mối đe dọa sức khỏe và nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mưa axit. SO2 cũng là một trong sáu chất ô nhiễm nhằm trong danh sách Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) quy định.

Hiện nay, việc theo dõi hoạt động phát thải SO2 thường dựa trên hoạt động phân tích các hồ sơ phát thải. Những dữ liệu này được lấy từ các phép đo mặt đất cũng như các yếu tố khác bao gồm cả việc sử dụng nhiên liệu của các nhà máy…

Nhóm các nghiên cứu từ trường Đại học Maryland, NASA tại Hoa Kỳ cùng Đại học Dalhousie và Climate Change Canada ở Canada đã phát hiện ra phương pháp xác định SO2 độc lập, không dựa trên các kỹ thuật giám sát hiện hành. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 30/5 vừa qua.

Nhờ vệ tinh, các nhà khoa học có thể định lượng độ phát thải và nguồn phát thải SO2 mà phương pháp phân tích cũ không làm được – (Ảnh: Getty Images).

Nhóm đã sử dụng dữ liệu thô lấy từ Dutch-Finnish Ozone Monitoring Instrument trên tàu vũ trụ Aura của NASA rồi chuyển nó thành dự toán nồng độ sulfur dioxide. Qua phân tích dữ liệu vệ tinh chụp từ năm 2005 đến năm 2014, họ tìm ra được 39 nguồn phát thải SO2 mới chưa từng được phát hiện và liệt kê trước đó.

Những nguồn này bao gồm các nhà máy điện sử dụng than, các hoạt động dầu khí thuộc nhiều khu vực như Mexico, Trung Đông, Nga… Lượng phát thải SO2 chưa được báo cáo mà các nhà khoa học mới phát hiện này có thể chiếm tới 12% tổng lượng khí thải SO2 do con người tạo ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy 75 nguồn phát thải SO2 tự nhiên khác.

“Định lượng điểm đen sulfur dioxide sẽ không thành công nếu không có sự kết hợp của các dữ liệu vệ tinh”, đồng tác giả và nhà khoa học khí quyển Nickolay Krotkov từ Trung tâm không gian Goddard của NASA cho biết.

Tác giả chính của dự án, nhà khoa học khí quyển Chris McLinden, nói rằng hình ảnh vệ tinh khu vực có xuất hiện sulfur dioxide sẽ hiển thị như “điểm nóng” trên bản đồ. Phương pháp nói trên cũng giúp việc ước tình lượng khí thải dễ dàng hơn. Nguồn từ vệ tinh kết hợp với phương pháp phân tích dữ liệu mới cho phép các nhà khoa học xác định được vùng ô nhiễm ngay cả khi mức độ ô nhiễm nhỏ.

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cung cấp phép đo hàng năm đối với những ngọn núi lửa không hoạt động đang dần bị rò rỉ khí độc.

 

Theo khampha