Phát hiện ruồi cũng bị trầm cảm

Phát hiện ruồi cũng bị trầm cảm

Khi đối mặt với những hoàn cảnh nằm ngoài khả năng kiểm soát, các loài động vật, trong đó gồm cả con người, thường lẩn trốn khi bị rối loạn giấc ngủ hay rối loạn chế độ ăn uống và những biểu hiện khác của bệnh trầm cảm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu báo cáo tại ấn phẩm Cell Press tạp chí Current Biology vào ngày 18/4 cho thấy những điều tương tự cũng xảy ra ở loài ruồi.

Nghiên cứu này là một bước tiến trong sự hiểu biết về cơ sở sinh học của bệnh trầm cảm và trình bày một cách mới để thử nghiệm các loại thuốc chống trầm cảm, các nhà nghiên cứu cho hay. Sự phát hiện ra các triệu chứng trầm cảm ở một loài côn trùng cho thấy căn nguyên của bệnh thực sự rất sâu xa.

“Trầm cảm rất nghiêm trọng vì chúng quay lại như là một tính chất cơ bản của hành vi”, Martin Heisenberg của trung tâm Rudolf Virchow tại Würzburg, Đức cho biết.

Phát hiện ruồi cũng bị trầm cảm

Heisenberg cho biết, ý tưởng cho nghiên cứu này đến từ một cuộc thảo luận dài với một đồng nghiệp rằng liệu loài ruồi có thể cảm thấy sợ hãi hay không. Franco Bertolucci, một đồng tác giả của nghiên cứu này đã nhận thấy ruồi có thể học để ngăn chặn các hành vi bẩm sinh, một hiện tượng là một phần của tình trạng không tự chủ có tính học tập.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, ruồi trải qua các mức độ khó chịu về nhiệt độ sẽ bò đi để thoát khỏi nó. Nhưng nếu loài ruồi nhận ra hơi nóng vượt quá kiểm soát của chúng và không thể trốn tránh, chúng sẽ ngừng phản ứng, bò đi chậm hơn, ngủ lâu hơn và thường xuyên hơn, như thể chúng đã bị “trầm cảm”.

Ngạc nhiên hơn, những con ruồi cái chậm lại hơn dưới những hoàn cảnh căng thẳng đó so với những con đực. Chưa rõ những điều đó có ý nghĩa gì, nhưng Heisenberg giải thích: “Nếu chúng ta nhận thấy con ruồi bị nhốt trong một chiếc hộp tối và lạ lẫm, không thể thoát khỏi những xung nhiệt nguy hiểm, phải tìm một thỏa hiệp giữa tiết kiệm năng lượng và không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội trốn thoát nào, chúng ta có thể hiểu rằng một sự thỏa hiệp như vậy có thể nảy sinh khác nhau cho các con ruồi đực và ruồi cái, vì các mục tiêu và các nguồn lực trong cuộc sống của chúng là khác nhau”.

Hiện nay nhóm nghiên cứu của Heisenberg đang dự định khám phá để trả lời các câu hỏi khác, ví dụ như: Tình trạng giống như trầm cảm của ruồi sẽ kéo dài bao lâu? Tác động của nó lên các hành vi khác, như các hành vi tán tỉnh và gây sự, như thế nào? Điều gì đang xảy ra trong não của chúng? Và nhiều điều khác nữa.

Heisenberg cho biết các kết quả của nghiên cứu này là một lời nhắc nhở về một bài học rằng những cuốn sách của trẻ em thường cho thấy tốt nhất: “Các loài động vật có rất nhiều điểm tương đồng với con người. Chúng hít thở cùng một bầu không khí, chia sẻ cùng chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, không gian hoạt động và có các vai trò xã hội khác nhau. Não của chúng cũng phục vụ cùng một mục đích giống con người, đó là giúp chúng làm những điều đúng đắn”.

 

Theo Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)