Phát hiện siêu thiên hà mới sáng gấp 160.000 lần mặt trời

Phát hiện siêu thiên hà mới sáng gấp 160.000 lần mặt trời

Thiên hà này là vệ tinh lớn thứ 4 quay quanh dải Ngân hà nơi có hệ mặt trời.

Các nhà thiên văn học Anh vừa khám phá ra môt thiên hà siêu sáng quay quanh Milky Way. Nơi này được gọi là Crater 2 và nằm cách Trái Đất 380.000 năm ánh sáng.

Phát hiện siêu thiên hà mới sáng gấp 160.000 lần mặt trời
Crater 2 tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thực tế rất lớn. (Ảnh: AFP).

Gabriel Torrealba, Sergey Koposov, Vasily Belokurov và Mike Irwin từ Đại học Cambridge, đã có khám phá đáng chú ý này sau khi phân tích hình ảnh chụp bởi kính viễn vọng VLT Khảo sát ở vùng núi cao phía bắc Chile.

Trong bài viết trong Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, nhóm nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề chính liên quan tới khám phá mới này. Crater 2 tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng thực tế rất lớn. Bản thân nó cũng có 30 thiên hà nhỏ hơn quay quanh. Các sao đơn lẻ trong Crater 2 có thể quan sát từ Trái đất, nhưng toàn bộ Crater 2 quá lớn để chiếm vị trí kha khá trong bầu trời vào ban đêm.

Nếu như Crater 2 ở gần hơn thì hình ảnh quan sát có thể rất ấn tượng. Đây là thiên hà sáng nhất trong số những nơi được khám phá trong thập kỷ qua, gấp 160.000 lần ánh sáng mặt trời. Tuy vậy, phải mất một thời gian dài để các nhà thiên văn học tìm thấy nó, do các hành tinh tạo nên Crater 2 dàn trải khá rộng, khiến nó trông khá “ma quái” và không dày đặc.

Có dự đoán là Crater 2 sẽ sát nhập vào Milky Way, vì đó là cách dải Ngân hà của chúng ta hình thành, tuy nhiên quá trình này sẽ mất thời gian vô cùng dài.

 

Theo vntinnhanh