Các nhà khoa học Mỹ khẳng định dấu vết tìm thấy ở mẫu vật ALH84001 là hóa thạch siêu nhỏ, chứng minh sự sống có thể du hành khắp vũ trụ trên những “phi thuyền” là các tảng thiên thạch.
Việc khẳng định dựa trên nghiên cứu về những chất hóa học tồn tại ở một thiên thạch được phát hiện ở Nam Cực năm 1984. Theo tính toán của các nhà khoa học, thiên thạch đã “hạ cánh” xuống trái đất cách đây 13.000 năm. Các nhà khoa học cho rằng, thiên thạch là phần còn lại từ một vụ nổ gây ra bởi một sao chổi hoặc một tiểu hành tinh.
Năm 1996, NASA đã gây tiếng vang lớn khi khẳng định, tảng đá Allen Hills (ALH) 84001, chứa dấu vết những sinh vật đến từ sao Hỏa. Những bức ảnh được công bố cho thấy hóa thạch có phân đoạn thuôn dài rất nổi bật.
Tuy nhiên, sự phấn khích đã không kéo dài. Các nhà khoa học khác đã đặt câu hỏi liệu những mẫu thiên thạch đã bị nhiễm bẩn. Họ cũng cho rằng, sức nóng được tạo ra khi thiên thạch bị thổi bay vào vũ trụ có thể đã tạo ra cấu trúc khoáng gây nhầm lẫn là các sinh vật hóa thạch siêu nhỏ.
Thiên thạch tìm thấy năm 1984 được đặt tên là ALH84001, hay còn gọi là hóa thạch Allen Hills.
Hóa thạch siêu nhỏ trên thiên thạch tìm thấy vào năm 1996.
Các nghiên cứu mới được tiến sĩ Kathie Thomas-Keprta và các thành viên của nhóm Johnson Space Centre ở Houston, Texas, thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật tiên tiến với kính hiển vi điện tử độ phân giải cao, hơn hẳn công nghệ của 13 năm trước đây.
Họ phát hiện trên thiên thạch có tinh thể và các hạt nhỏ Mandehit, chất hóa học được tìm thấy ở một số vi khuẩn trên trái đất. Chất này tương tác nhiều với nước và có đặc điểm sinh học nhiều hơn địa chất.
Tiến sĩ Dennis Bazylinski, ĐH Nevada, Las Vegas, Mỹ người xem xét các kết quả được công bố nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Thomas-Keprta cho biết: “Tôi lấy làm thú vị vì những cấu trúc tổ chức trong thiên thạch lại có cấu trúc giống với cấu trúc của các loài vi khuẩn trên trái đất đến thế”.
Theo Báo Đất Việt (Daily Mail)