Phát hiện thêm một hành tinh mới giống Trái Đất kỳ lạ

Phát hiện thêm một hành tinh mới giống Trái Đất kỳ lạ

Cách Trái Đất hơn 23 năm ánh sáng, hành tinh mới mở ra hy vọng cho giới khoa học trong việc tìm kiếm nơi định cư mới cho nhân loại.

Trappist-1 là một sao lùn siêu mát, có cự ly cách Mặt Trời khoảng 39 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Bảo Bình.

Tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu phát hiện có 7 hành tinh giống Trái Đất quay quanh ngôi sao này. Đây là ngôi sao có nhiều hành tinh giống Trái Đất nhất so với các hệ hành tinh khác từng được phát hiện.

Niềm hy vọng tìm kiếm ngoại hành tinh

Việc phát hiện hệ thống Trappist-1 vào năm ngoái đã khơi lại hi vọng tìm thấy các hành tinh có thể trở thành nơi cư trú lâu dài cho nhân loại. Nhưng đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra liên quan đến việc liệu hệ hành tinh nằm cách Trái Đất 39 năm ánh sáng này có thật sự là một chỗ trú ngụ an toàn hay không?

Sự không chắc chắn về sự sống trên Trappist-1 đã làm nhiều người thất vọng cho đến khi một thông tin chấn động vừa được công bố gần đây. Các nhà vật lý thiên văn thuộc Trường Đại học Texas ở Arlington (UTA) đã dự đoán sự tồn tại của một hành tinh gần với Trái Đất và giống Trái Đất một cách hoàn toàn tự nhiên.

Hành tinh này chỉ cách Trái Đất 16 năm ánh sáng, nó nằm bên trong hệ sao Gliese 832. Hành tinh mới không chỉ giống Trái Đất mà tính chất của nó cũng rất ổn định.

Phát hiện thêm một hành tinh mới giống Trái Đất kỳ lạ
Hành tinh mới được là một trong những nơi tốt nhất mà con người có thể trú ngụ.

Tiến sỹ Suman Satyal – tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu vật lý ở UTA phát biểu trên báo chí: “Theo tính toán của chúng tôi, hành tinh giả thuyết này có lẽ có khối lượng gấp 1 đến 15 lần Trái Đất”.

“Đây là bước đột phá quan trọng chứng tỏ sự tồn tại của một hành tinh mới quay quanh một ngôi sao gần với chúng ta. Tiến sĩ Satyal đã chứng minh được rằng hành tinh này có thể duy trì một quỹ đạo ổn định trong khu vực sinh sống của một sao lùn đỏ trong hơn 1 tỷ năm.

Điều này cực kỳ ấn tượng và cho thấy tầm quan trọng của những nhóm nghiên cứu về vũ trụ học thiên thể”, nhà vật lý Alexander Weiss ở UTA phát biểu trong một thông cáo báo chí.

Tiến về phía trước

Tiến sỹ Satyal cho biết: “Sự tồn tại của hành tinh này được củng cố bởi những phân tích về sự ổn định quỹ đạo của hệ thống trong thời gian dài, cùng với đó là động lực quỹ đạo và tín hiệu vận tốc xuyên tâm tổng hợp…

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hành tinh mới này, chúng tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu thêm về tốc độ tín hiệu xuyên tâm cũng như là các phương pháp phân tích cấu trúc hành tinh chuyển tiếp, liên quan trong hệ thống cùng sao Gliese 832″.

Đến thời điểm này, người ta vẫn chưa chắc chắn 100% về sự tồn tại của hành tinh mới. Tuy nhiên, những giả thuyết đang được củng cố mạnh mẽ bởi các bằng chứng mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Nhưng việc các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của một hành tinh như vậy có ý nghĩa gì với chúng ta?

Càng ngày, những công nghệ cho phép nhân loại khám phá xa hơn và sâu hơn vũ trụ bao la càng được phát triển. Có thể kể đến những tiến bộ của SpaceX tới Sáng kiến ​​đột phá – chúng giúp khoa học nhìn tận vào những góc khuất mà trước đây chúng ta không thể nào chạm tới.

Hành tinh tiềm năng nhất cho sự sống của chúng ta – sao Hỏa “chỉ” cách Trái Đất trung bình 12,5 phút ánh sáng, nên 16 năm ánh sáng của hành tinh mới dường như là một khoảng cách khó chinh phục.

Mặc dù vậy, so với khoảng cách của các ngoại hành tinh tiềm năng khác, hành tinh mới là một trong những nơi tốt nhất mà con người có thể trú ngụ. Vì vậy, các nhà vật lý thiên văn đang nỗ lực để tìm hiểu và nghiên cứu hành tinh mới này.

Việc khám phá vũ trụ là một cuộc hành trình không bao giờ kết thúc mà luôn luôn tiếp tục để củng cố thêm kiến ​​thức và sự tò mò của nhân loại!

 

Theo khampha