Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard mới đây đã chỉ ra, đầu giờ chiều chính là thời điểm mà nhiều người thường hay nói dối, gian lận nhất. Để đưa được ra nghiên cứu này, các nhà tâm lý học thuộc ĐH Harvard đã tiến hành khảo sát trên nhóm các tình nguyện viên. Họ đã đưa ra vài mô hình khác nhau với các chấm trên màn hình máy tính và yêu cầu họ quyết định xem phía bên trái hay bên phải có nhiều dấu chấm hơn.
Khi người chơi trả lời đúng, thay vì nhận được lời khen thưởng thì họ sẽ được trả tiền. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói nhỏ rằng, người chơi sẽ được trả thêm tiền nếu lựa chọn câu trả lời bên phải có nhiều dấu chấm hơn.
Dựa trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã quan sát, thu thập thái độ cũng như câu trả lời của người chơi. Kết quả chỉ ra rằng, so với buổi thử nghiệm buổi sáng, những người tham gia cuộc thử nghiệm sau buổi trưa hay đầu giờ chiều lựa chọn câu trả lời phía bên phải nhiều hơn ngay cả khi rõ ràng dấu chấm nó ở bên trái.
Trong thử nghiệm thứ 2, các tình nguyện viên được yêu cầu bổ sung chữ cái còn thiếu cho “- ral” và “e — c -” để tạo thành từ có nghĩa và có mối liên kết với họ. Kết quả buổi thí nghiệm buổi sáng chỉ ra, hầu hết người tham gia đều đưa ra các từ “moral” và “ethical” (đều có nghĩa là đạo đức, phẩm hạnh). Trong khi đó, kết quả của cuộc thử nghiệm vào buổi chiều thu được những từ “coral” (san hô) và “effect” (kết quả) là phổ biến.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa kết quả thử nghiệm vào buổi sáng và buổi chiều. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, những người có tiêu chuẩn đạo đức cao, cư xử nền nã vào buổi sáng rất dễ bị “cám dỗ”, sa ngã vào buổi chiều. Ngoài ra, những người “buông thả” về mặt đạo đức hay hành xử vô nguyên tắc mà không cảm thấy xấu hổ lại dễ bị lừa dối vào khoảng thời gian đầu giờ chiều này.
Tiến sĩ Maryam Kouchaki – một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: “Thật không may, những người trung thực nhất hay người ít có khả năng buông thả về mặt đạo đức lại là người dễ sa ngã, gây ra hiệu quả tiêu cực vào buổi chiều”. Theo bà, những phát hiện này sẽ phần nào giúp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức thận trọng hơn với hành vi của nhân viên, khách hàng trong buổi làm việc chiều.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học tâm lý.