Phát hiện “thủ phạm” khiến sao chổi đâm sầm vào Trái Đất

Phát hiện

Các nhà thiên văn châu Âu vừa công bố một nghiên cứu mới khá bất ngờ về một số ngôi sao lạ ở gần Mặt Trời. Sức hút của các ngôi sao này có thể là nguyên nhân tạo ra những cơn mưa sao chổi trên Trái Đất trong tương lai.

Nghiên cứu nói trên là công trình của cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). ESA đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Gaia để theo dõi chuyển động của hơn 300.000 ngôi sao nằm gần Mặt Trời cũng như dự đoán số phận của chúng trong 5 triệu năm nữa. Những dữ liệu thông tin về 1 tỉ ngôi sao mà vệ tinh Gaia thu thập sau 14 tháng đầu tiên kể từ khi được phóng lên vũ trụ được công bố vào vào tháng 9/2016 .


Những ngôi sao lạ có thể là nguyên nhân khiến sao chổi đâm vào Trái Đất.

Kết hợp các chi tiết về vị trí, chuyển động chính xác, chuyển động thị sai từ dữ liệu của Gaia và vận tốc xuyên tâm của các chòm sao tương tự nằm trong danh mục phân loại sao khác, nhóm nghiên cứu đã xác định khoảng cách mà các ngôi sao tiến gần Mặt Trời nhất trong 5 triệu năm qua và 5 triệu năm tới.

Bằng cách tính toán khoảng cách khi một ngôi sao di chuyển ngang qua Thái dương hệ, các nhà thiên văn học đã xác định được số lượng các thiên thể có thể làm nhiễu loạn đám mây tinh vân Oort (một đám mây gồm bụi khí, sao chổi và nhiều vật thể đóng băng xung quanh hệ Mặt Trời), và mở đường cho các sao chổi vượt đám mây này để tiến vào Thái dương hệ.

Thị sai

Thị sai là “cách tốt nhất để có được khoảng cách trong thiên văn học”. Thị sai được cho là một “tiêu chuẩn vàng” để đo khoảng cách sao bởi nó không liên quan đến vật lý, mà chỉ dựa trên hình học.

Phương pháp này dựa trên việc đo hai góc và cạnh đáy của một tam giác hình thành bởi ngôi sao, Trái Đất ở một phía quỹ đạo, và Trái Đất ở vị trí của sáu tháng sau đó phía bên kia quỹ đạo.

Theo báo cáo của ESA, trong 300 ngàn sao được nghiên cứu có 97 ngôi sao sẽ bay cách Mặt Trời 150 ngàn tỷ km, 16 sao bay gần hơn với khoảng cách 60 ngàn tỷ km. Điều này có nghĩa chúng có thể phá vỡ đám mây Oort. Trên thực tế, ngôi sao nổi tiếng Gliese 710 đang trên hành trình vượt qua đám mây Oort để tiến vào Thái dương hệ.

Gliese 710 là một sao lùn có khối lượng bằng 61% khối lượng Mặt Trời. Theo ước tính từ một nguồn dữ liệu trước Gaia, Gliese 710 có thể bay cách Mặt Trời 3,1-13,6 ngàn tỷ km. Tuy nhiên, các số liệu mới nhất khẳng định khoảng cách này có thể gần hơn, chỉ còn 1,5-2,3 ngàn tỷ km trong 1,3 triệu năm nữa.

Khi ở gần Mặt Trời nhất, Gliese 710 sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm, di chuyển với vận tốc lên tới 50 ngàn km/h và sẽ làm xáo trộn đám mây Oort trước khi đâm vào Thái dương hệ.

Khi đó, “vũ điệu tango” của Gliese với Mặt Trời sẽ kích hoạt những cơn mưa sao chổi “rơi” vào bên trong hệ Mặt Trời, đâm vào Trái Đất và các hành tinh khác.


Vệ tinh Gaia của cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu.

Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng ước tính tỷ lệ những vụ “chạm trán” giữa các ngôi sao và Mặt Trời trong 5 triệu 5 qua cũng như 5 triệu năm tới. Sử dụng một mô hình máy tính để tính toán cho cả những ngôi sao chưa được quan sát và phân loại, các nhà khoa học ước tính sẽ có 550 lần các ngôi sao lạ bay ngang Thái dương hệ và cách Mặt Trời khoảng 150 nghìn tỷ km. Đặc biệt, trong số đó sẽ có 20 lần đạt khoảng cách 30 ngàn tỷ km.

Vệ tinh Gaia

Vệ tinh thăm dò vũ trụ Gaia của ESA được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa Soyuz- STB-Fregat vào ngày 20/12/2013. Trong 5 năm hoạt động, vệ tinh có sứ mệnh nghiên cứu vị trí, khoảng cách, chuyển động, thành phần hóa học và độ sáng của hàng tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà.

Những dữ liệu thu thập được từ Gaia sẽ giúp các nhà khoa học thiết lập bản đồ 3D về dải Ngân Hà để nghiên cứu thứ tự sắp xếp các ngôi sao. Dữ liệu chứa thông tin của hơn 1 tỉ ngôi sao trong 14 tháng đầu tiên của Gaia đã được công bố vào tháng 9 năm ngoái (2016).

Đây chính là nguồn dữ liệu được các nhà thiên văn châu Âu tận dụng để thực hiện nghiên cứu trên.

 

Theo khampha