Một nhóm nghiên cứu độc lập tại Mỹ công bố thực hiện thành công phương thức tạo khả năng nhìn vào ban đêm cho con người, bằng cách đưa một dung dịch chất lỏng trực tiếp vào nhãn cầu.
Phát minh mới giúp con người nhìn được vào ban đêm
Giải giáp tạo thị lực ban đêm được thực hiện bằng cách sử dụng chlorin e6 (Ce6). Chất này có trong một số loài cá dưới biển sâu, có đặc tính khuếch đại ánh sáng và đã được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư.
Chlorin e6 (Ce6) có thể cải thiện khả năng nhìn của con người trong bóng tối. (Ảnh minh họa: Wiki Commons)
Nhà nghiên cứu hóa sinh học Gabriel Licina là người tình nguyện trong thí nghiệm của nhóm Science for the Masses. Ce6 được đưa vào nhãn cầu của Licina, chảy vào túi kết mạc và truyền đến võng mạc.
Theo Discovery News, nó có hiệu quả trong khoảng một người và kéo dài ở trạng thái không rõ ràng trong nhiều giờ. Nhờ đó, khả năng nhìn ban đêm hoặc trong ánh sáng yếu của Licina trở nên chính xác hơn trong phạm vi 50 m. Để đánh giá hiệu quả, Licina cùng một nhóm nghiên cứu đã kiểm tra thị lực trong môi trường tối.
“Chúng tôi thực hiện ba thử nghiệm ở đối tượng, bao gồm nhận dạng biểu tượng ở khoảng cách xa, xác định biểu tượng theo các màu sắc ở khoảng cách không thay đổi và khả năng xác định đối tượng chuyển động trong khung cảnh thay đổi ở khoảng cách khác nhau”, Jeffrey Tibbetts, cộng sự của Licina, nói.
Về cơ bản, Licina có thể phát hiện và nhận dạng vật thể, biểu tượng và con người trong bóng tối trong khi người khác không thể. Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục kiểm tra nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt hơn, hy vọng đạt được mức độ khuếch đại ánh sáng lớn hơn.
Theo VnExpress