Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ đang đến gần hơn với bà con miền Trung, việc phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ phát sinh hiện nay đang rất cấp bách. Cùng tham khảo các biện pháp phòng tránh dịch bệnh mùa mưa lũ dưới đây.

Mỗi gia đình cần chuẩn bị nắp và nylon để bịt miệng giếng khơi, giếng khoan trước khi bị ngập. Đó là một biện pháp mà Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS khuyến cáo nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh mùa mưa lũ đang diễn ra ở các tỉnh miền Trung.

Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

  • 1

    Nguy cơ bùng nổ dịch bệnh mùa mưa lũ

    Khi lũ lụt xảy ra, các mầm bệnh lan đi khắp nơi theo nước. Sự di chuyển của người dân và đặc biệt là bệnh nhân làm tăng khả năng lây lan của các bệnh lây truyền qua nước. Tại vùng lũ lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có không đủ đáp ứng nhu cầu. Các nguồn nước, công trình cấp nước và vệ sinh bị phá huỷ làm tăng nguy cơ gây bệnh đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi của người dân, những thay đổi sinh thái thuận lợi cho sự sinh sản của vật chủ và trung gian truyền bệnh cũng khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan.

  • 2

    Các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

    Cục y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS khuyến cáo, người dân cần tự thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là khi mưa bão đang dồn dập. Ông Nga đề nghị, trong trường hợp giếng nước bị ngập, các hộ dân cần xử lý bằng phèn chua với liều lượng 1g/20 lít nước. Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm nhiều lần cho đến khi nước trong. Để khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, bể chứa nước nhỏ, cần dùng Cloramin T hoặc B (mỗi viên dùng cho 25 lít nước).

    Với khu vực nhà tiêu hai ngăn, người dân cần lấy hết phân ra, đào hố ủ, lèn chặt đất, mỗi ngăn đổ khoảng 2- 3 kg vôi bột. Nhà tiêu tự hoại hoặc thấm dội nước cần chuẩn bị nút bệ xí, nhà tiêu đào phải lấp một lớp đất dày khoảng 0,5 m, lèn chặt.

    Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

  • 3

    Xử lý khi nước rút

    Sau khi nước rút, các địa phương cần chú ý xử lý xác súc vật chết bằng cách phun hóa chất diệt côn trùng, tưới dầu hỏa lên xác động vật để chống sự xâm nhập của các loài ăn thịt và côn trùng, đợi khi nước rút thì đem chôn.