Ai cũng bảo phụ nữ nói nhiều. Nhưng các nghiên cứu mang tính thống kê cho thấy họ không nói nhiều hơn mà chỉ diễn tả cầu kỳ hơn mà thôi.
Những nghiên cứu cho thấy, phụ nữ không hề nói nhiều hơn nam giới như người ta tưởng. Ảnh minh họa
Giáo sư Geoffrey Beattie, nhà tâm lý học trường Đại học Manchester (Anh) đã kiểm tra xem một điều mà bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc nào cũng cho rằng phụ nữ rất lắm mồm (“buôn dưa lê”, “nấu cháo điện thoại” suốt ngày) là đúng hay họ bị oan?.
Để chứng minh xem giới tính nào – nam hay nữ – nói nhiều hơn, ông đã đọc rất kỹ 56 công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp, nói về những đặc điểm của nam và nữ trong giao tiếp. Chỉ có 2 trong số những công trình này kết luận rằng, nữ nói nhiều hơn.
Ngược lại, có 24 công trình chứng minh rằng, chính nam giới mới là người sử dụng mỗi ngày nhiều từ hơn nữ giới. Có duy nhất một công trình khẳng định rằng, hai giới nói nhiều ngang nhau mỗi ngày dùng chừng 16 nghìn từ.
Hoá ra là, không phải điều người ta thường quan niệm xưa nay về tính lắm mồm của phụ nữ là đúng. Sau khi bí mật ghi âm lại và đếm từ thì người ta mới phat hiện chính phái mạnh mới là những kẻ nói nhiều. Sự chênh lệch về kết luận của các nghiên cứu vượt trội về phía nam giới với tỷ lệ là 25:3.
Giáo sư Beattie không dừng lại ở các kết luận của các đồng nghiệp mà cũng tiến hành những nghiên cứu của riêng mình. Ông ghi lại 50 cuộc đàm thoại về các đề tài khác nhau. Rõ ràng nam giới “lắm mồm” hơn. Rồi ông in lại tất cả những điều mà những người tình nguyên nói (như một biên bản), rồi cứ 5 từ ông lại xoá đi một từ. Sau đó, ông đưa lại cho các “tác giả” và đề nghị họ điền lại các từ đã bị xoá để tự mình “khôi phục lại nguyên bản”. Ông so sánh những từ họ ghi với bản ban đầu. Kết quả là, đàn ông ghi đúng được 81% và đàn bà chỉ 71%.
Giáo sư giải thích sở dĩ có sự khác biệt ấy là vì phụ nữ luôn luôn diễn đạt các ý tưởng một cách cầu kỳ, rắc rối và cấu tạo các câu nói khác hơn nam giời, nhiều khi họ bỏ qua cả logic. Vì thế, họ khó nhớ lại trong những câu cụ thể mình đã dùng những từ nào.