Phục hồi đồng cỏ ở những khu vực khô cằn

Phục hồi đồng cỏ ở những khu vực khô cằn

Đồng cỏ trên những thảo nguyên châu Á và những bãi chăn thả miền Tây Hoa Kỳ có khí hậu, thực vật, việc sử dụng đất và những vấn đề tương tự nhau. Một nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp đã tham gia vào quá trình tìm kiếm tại Châu Á để tìm và bảo tồn những thực vật được làm thức ăn cho gia súc và để xem xét liệu những thực vật này có thể được sử dụng để phục hồi những đồng cỏ khô cằn ở những nơi khác trên thế giới.

Nhà sinh lý học thực vật của ARS Doug Johnson là thành viên của chương trình hợp tác quốc tế thu thập hạt giống của những thực vật chăn nuôi gia súc trong hơn một thập kỷ tại Mônglia và Trung Quốc. Nguồn thức ăn của thú nuôi đồng cỏ và động vật ăn cỏ bản địa tại khu vực này quanh năm là cỏ và đậu.

Phục hồi đồng cỏ ở những khu vực khô cằn

Thực vật đồng cỏ được thu thập tại Mông Cổ và Trung Quốc có tiềm năng giúp phục hồi những vùng đồng cỏ khô cằn ở nhiều vùng trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ. (Ảnh: Ann Perry).

Nguồn thức ăn này đã phát triển hàng nghìn năm dưới điều kiện thời tiết cực nóng và cực lạnh, hạn hán và đất mặn. Tuy nhiên việc lạm dụng chăn thả, sói mòn đất và sự tàn phá của cỏ dại hiện đang đe dọa tính đa dạng của khu vực đồng cỏ này.

Johnson làm việc tại Phòng thí nghiệm của ARS tại Logan, Utah. Từ năm 1994 đến năm 1998 ông cùng các nhà nghiên cứu khác từ Mongolia và Trung Quốc đã đi được khoảng 13.000 dặm tại Mongolia để tìm kiếm những loài thực vật làm thức ăn cho vật nuôi.

Đền đáp cho nỗ lực của họ là bộ sưu tập 1.373 thực vật, bao gồm 323 giống và 581 loài. Những đánh giá thực tiễn sau đó tại Mongolia đã nhận biết những thực vật phù hợp nhất cho việc tái phát triển những đồng cỏ đã bị lãng quên, phục hồi những khu mỏ và những vùng ngoại ô bỏ hoang.

Năm 2006, các nhà thu thập gửi 123 bộ sưu tập hạt giống từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ. Những hạt giống này hiện là một phần của Hệ thống thực vật quốc gia Hoa Kỳ, bao gồm khoảng 509.000 loài bổ sung khác từ mọi nơi trên thế giới. Bộ sưu tập hạt giống châu Á sẽ cung cấp vật liệu quý báo cho những chương trình gây giống của Hoa Kỳ, nhằm cải thiện những loài thực vật đồng cỏ.

Nghiên cứu này sẽ bổ sung cho đóng góp trước đây của Johson bao gồm sưu tập, đánh giá và giới thiệu những cây trồng làm thức ăn cho gia súc mới. Những loại cây này được các nông dân, chủ trại nuôi gia súc và quản lý đất ở những vùng khô căn miền Tây Hoa Kỳ sử dụng để tăng sản lượng và bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên.

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)