Phương pháp quang hợp mới được phát hiện giúp lúa mì phát triển nhanh và thích nghi tốt hơn với các kiểu khí hậu như nóng và khô.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Queensland Alliance cho Đổi Mới Nông nghiệp và Thực phẩm, giáo sư Robert Henry đã xuất bản một bài báo in trên Scientific Reports, cho thấy rằng: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng.”
Giáo sư Henry cho biết: “Việc phát hiện này giúp ngành sinh học cây trồng tiến trước 1 nửa thế kỷ. Lúa mỳ có ở khắp mọi nơi trên thế giới và có số lượng nhiều hơn các loại cây trồng khác. Chính vì vậy, phát minh này chắc chắn sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn với nền nông nghiệp. Nó có thể giúp lúa mì phát triển tốt, nhanh và cho năng suất nhiều hơn tại các vùng khí hậu mà trước kia nó không phát triển được”.
Giáo sư Robert Henry: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng”.
Ông cũng cho hay: “Phát minh này dựa trên một sự phát hiện sinh học vào những năm 1960 tại Công ty Colonial Sugar Refining cũ ở Brisbane”. Ngài Many cho rằng: “Phát minh này có thể giành được giải Nobel”.
Tại thời điểm đó các nhà khoa học của Brisbane cũng chứng minh được rằng : Mía và những cây thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới khác đều phát triển theo một con đường quang hợp khác nhau.
Ngài Henry cho biết: “Con đường quang hợp cổ được gọi là C3, và những thực vật với con đường quang hợp hóa học thay thế được gọi là C4. Loài thực vật C4 lấy carbon nhanh hơn và tỷ lệ phát triển cũng cao hơn hẳn, đặc biệt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới”.
Những phát hiện trước của chúng tôi không tìm thấy con đường quang hợp C4 ở hạt cây lúa mì. Nhưng ngày nay, giống như các loài thực vật, lúa mì quang hợp qua lá, và thậm chí chúng tôi còn phát hiện nó còn có thể quang hợp ở hạt.
Đây là phát hiện chưa được tìm thấy trước đó, nhưng hạt lúa mì có màu xanh lá khi bạn bóc nó ra và đây là phần cuối của cây khi chết.
Giáo sư Henry cũng cho biết thêm: “Quang hợp – quá trình thực vật lấy ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng để phát triển và sản xuất ra oxy – là quá trình sinh học quan trọng nhất trên trái đất. Những loại lúa mì gồm cả lúa gạo đều quang hợp theo đường lá C3 cũ thì ít có khả năng thích nghi với kiểu khí hậu nóng và khô”.
Con đường quang hợp của lúa mì đã tiến hóa 100 triệu năm trước.
Hầu như, dân số tập trung nhiều nhất trên thế giới là ở những miền có khí hậu nhiệt đới và khám phá này được coi là một phát hiện quan trọng giúp ngành thực phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai.
Con đường quang hợp của lúa mì đã tiến hóa 100 triệu năm trước, khi hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển tăng đến 10 lần cao hơn so với hiện nay. Một giả thuyết cho rằng: “Carbon dioxide bắt đầu suy giảm, do đó hạt của cây lúa mì sẽ tiến hóa theo con đường C4 để bắt ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng”.
Theo vietq