Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

0
114
Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

USS Gerald R. Ford và USS John F. Kennedy là 2 siêu tàu sân bay mới thuộc lớp Gerald R. Ford-class sắp được trang bị cho Hải quân Mỹ. Vào tháng 3 tới, USS Gerald R. Ford (mã tàu CVN-78) sẽ chính thức đi vào biên chế và nó sẽ thay thế cho hàng không mẫu hạm huyền thoại USS Enterprise (CVN-65) vốn đã hơn 51 năm tuổi. Trong khi đó, USS John F. Kennedy (CVN-79) vẫn đang được chế tạo và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020.

Theo quy ước đặt tên tàu chiến được cố tổng thống Theodore Rossevelt thiết lập, những hàng không mẫu hạm (mã tàu CV và CVN) sẽ mang tên của những đô đốc hải quân và chính trị gia (thông thường là tổng thống) nhằm vinh danh họ sau khi họ qua đời. Ngoại trừ USS Enterprise, những hàng không mẫu hạm còn lại đều mang tên của các đời tổng thống Mỹ, khởi đầu là USS John F. Kennedy (CV-67).

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Đối với trường hợp của CVN-78, quyết định đặt tên vinh danh vị tổng thống thứ 38 của Mỹ đã được tổng thống Mỹ George W. Bush đề xuất vào ngày 17 tháng 10 năm 2006. Lúc này, Gerald Ford vẫn còn sống và đến tháng 1 năm 2007, sau khi Gerald Ford qua đời (26 tháng 12 năm 2006) thì tham mưu hải quân Mỹ Donald Winter mới chính thức công bố tàu CVN-78 sẽ mang tên USS Gerald R. Ford theo đúng quy ước đặt tên.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Trong khi đó, CVN-79 là tàu chiến thứ 3 mang tên của một thành viên đã qua đời của gia đình Kennedy và là hàng không mẫu hạm thứ 2 mang tên John F. Kennedy (trước đó là tàu USS John F. Kennedy (CV-67) hay “Big John” thuộc lớp Nimitz, hiện đã được cho nghỉ hưu).

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

USS Gerald R. Ford có chi phí chế tạo khoảng 17 đến 18 tỉ USD, trong đó 12,8 tỉ là USD cho chi phí vật liệu và nhân công, 4,7 tỉ USD dành cho công tác nghiên cứu và phát triển theo hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Mỹ và nhánh đóng tàu của nhà thầu quân sự Northrop Grumman. Nhánh này sau đó được quỹ đầu tư Huntington Ingalls mua lại vào năm 2011.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Hình ảnh trên cho thấy sự khổng lồ của USS Gerald R. Ford khi tàu còn nằm trên ụ khô Dry Dock 12 thuộc xưởng đóng tàu Newport News Shipbuilding.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Hoạt động đóng tàu diễn ra suốt ngày đêm. USS Gerald R. Ford mang nhiều điểm nâng cấp đáng chú ý so với lớp Nimitz, đặc biệt là môi trường sống chất lượng hơn cho các thủy thủ với các khoang ngủ nghỉ im lặng hơn, nhiều khu vực giải trí, luyện tập thể hình và hệ thống điều hòa không khí tốt hơn.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Mô hình máy tính của USS Gerald R. Ford. Con tàu hoàn chỉnh có chiều dài 337m, cao 76m, dầm ngang tàu dài 78m, lượng giãn nước toàn tải 100.000 tấn.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

USS Gerald R. Ford có diện tích sân bay 333 x 78m, chở được hơn 75 máy bay các loại và 4660 thủy thủ.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Mỗi thành phần chế tạo cho tàu thuộc lớp Gerald R. Ford đều được thiết kế 3D kích thước thật bằng hệ thống thực tế ảo Rapid Operational Virtual Reality (ROVR) của Huntington Ingalls. USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên được thiết kế bằng công nghệ này.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Vào ngày 25 tháng 2 năm 2011, Newport News Shipbuilding tổ chức lễ cắt lát thép đầu tiên cho tàu USS John F. Kennedy.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Theo ước tính của Newport New Shipbuilding, cần đến 2000 tấn kim loại chỉ để hàn các thành phần của tàu với nhau.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Các công nhân đang siết những con ốc trên một chân vịt của tàu USS Gerald R. Ford bằng một chiếc cần siết lực. Tàu được trang bị 4 chân vịt, dùng 2 lò phản ứng hạt nhân A1B. Các chân vịt sẽ giúp tàu thuộc lớp Gerald R. Ford đạt được tốc độ 35 dặm/giờ (56 km/h), một tốc độ đáng nể đối với một con tàu nặng đến 10.205 tấn.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Newport News Shipbuilding vận hành một xưởng đúc thép riêng và tại đây các công nhân đang đúc những chiếc ống luồng mỏ neo cho tàu USS John F. Kennedy.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Trong hình là chuyên viên lắp đặt đường ống Trevin Wilson đang làm việc trên tàu USS John F. Kennedy. Các hàng không mẫu hạm thuộc lớp Gerald R. Ford được thiết kế với số lượng đường ống hàn chì giảm thiểu đáng kể. So với các tàu chiến thuộc lớp Nimitz, USS John F. Kennedy có số lượng các van ống dẫn ít hơn 1/3.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Một thành phần không thể thiếu trên boong tàu sân bay chính là hệ thống phóng máy bay (catapult). Trong hình là hoạt động thử nghiệm hệ thống phóng máy bay điện từ mới của Hải quân mỹ. Trên boong tàu USS Gerald R. Ford, họ đã phóng thử một chiếc xe trượt có trọng lượng tương đương máy bay chiến đấu xuống sông James.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Cú phóng thành công, hệ thống phóng máy bay điện từ có thể gia tốc cho một vật thể nặng hơn 45 tấn lên vật tốc 201km/h trên cự ly chưa đến 91m.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Cần trục cỡ lớn Big Blue tại xưởng đóng tàu Newport News Shipbuilding đang đưa tháp kiểm soát không lưu lên tàu USS Gerald R. Ford hồi tháng 1 năm 2013.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Còn đây là một khoang nặng 1026 tấn – thành phần nặng nhất trong số các cấu trúc của tàu USS Gerald R. Ford. Khoang này có kích thước dài 38m, rộng 38m, đặt bên dưới boong tàu và nó chứa rất nhiều thứ gồm hệ thống chữa cháy, nhiên liệu phản lực và cả hệ thống phóng máy bay.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Trong quá khứ, những con tàu chiến thường được chế tạo từ dưới lên trên. Ngày nay, tàu được chế tạo dạng mô-đun lắp ghép. Trong hình, các kỹ sư đang hạ miếng ghép cấu trúc cuối cùng của tàu USS Gerald R. Ford.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Còn đây là phần dưới mũi tàu của USS Gerald R. Ford, nó có trọng lượng khoảng 680 tấn, đang được hạ xuống bằng cần trục để ghép vào sống tàu.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Cần trục tại Newport New Shipbuilding đang tiến hành lắp ghép phần trên mũi tàu nặng 787 tấn. Đây là một công đoạn đòi hỏi sự chính xác rất cao.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Susan Ford – con gái của Gerald R. Ford kiêm nhà tài trợ danh dự đã dến thăm con tàu mang tên cha vào năm 2011. Bà cũng theo sát nhiều công đoạn chế tạo của USS Gerald R. Ford và trong hình trên, bà đang giúp một kỹ sư siết lại một thành phần trên boong chính của tàu.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy toàn cảnh con tàu USS Gerald R. Ford trong quá trình hoàn thiện. Tàu đã nằm tại ụ khô Dry Dock 12 trong xấp xỉ 7 năm và sau 25 năm phục vụ, tàu sẽ được đưa trở lại ụ khô này.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Sơn là một công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện mọi con tàu và Newport News Shipbuilding ước tính đã sử dụng gần 760.000 lít sơn và 170 nhân công để sơn toàn bộ USS Gerald R. Ford. Ngoài ra, con tàu này cũng được phủ một lớp sơn tự lành, có thể chống nhiệt và tia cực tím.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

Lễ đặt tên cho tàu CVN-78 Gerald R. Ford diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 2013. Trong hình, bà Susan Ford đập một chai rượu Bồ Đào Nha thượng hạng vào vỏ mũi tàu.

Quá trình chế tạo siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford

USS Gerald R. Ford sẽ gia nhập hạm đội tàu chiến của Hải quân Mỹ vào ngày 16 tháng 3 năm nay. Tại buổi lễ đặt tên, chủ tịch Newport News Shipbuilding – Matt Mulherin công bố: “Con tàu sẽ là nữ hoàng thống trị biển cả trong 50 năm và sẽ là một biểu tượng cho vùng lãnh thổ tối cao của Hoa Kỳ tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến. Đồng thời, con tàu sẽ tượng trưng cho Gerald R. Ford – người đàn ông là hiện thân của sự liêm chính, danh dự và lòng dũng cảm”.

Video Timelapse quá trình chế tạo siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78):

 

Theo Tinh Tế