Quân đội Mỹ đã phát triển được một loại vũ khí mới, có thể bắn hạ được các máy bay không người lái, quan trọng là nó hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn, cũng như chưa từng sử dụng trong chiến đấu.
Tuần rồi, lần đầu tiên, các binh lính đã bắn hạ thành công những chiếc máy bay không người lái và đạn pháo đang bay tới với một khẩu súng laser được gắn lên xe. Tuy nhiên, loại vũ khí laser thế hệ mới này sẽ chưa sẵn sàng “xung trận” cho đến sớm nhất là năm 2017, theo Terry Bauer, người giám sát chương trình phát triển vũ khí tại Bộ tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian của quân đội Mỹ.
Ảnh: uasvision.com
Thiết kế bởi Boeing và được gọi là High Energy Laser Mobile Demonstrator (tạm dịch là Súng laser di động cường độ cao), loại vũ khí mới này được tạo ra cho những chiến trường đầy nguy hiểm như ở Iraq hay Afghanistan, thường bị tấn công bởi tên lửa, pháo hay các loại vũ khí khác. Khẩu súng laser này sẽ phóng ra một chùm tia laser và tấn công các máy bay không người lái hay những quả tên lửa hoặc đạn pháo đang bay đến. Khi chùm tia laser chạm trúng mục tiêu nó sẽ làm tan rã chúng và khiến chúng trở nên vô hại.
Khẩu súng laser này có thể bắn ra nhiều chùm tia laser cùng lúc, và các quan chức quân đội cho biết nó hoạt động tốt trong suốt thời gian thử nghiệm kéo dài 23 ngày tại một bãi tập bắn tên lửa ở New Mexico, nơi nó đã tiêu diệt được 90 quả đạn pháo và vài chiếc máy bay không người lái.
Hiện tại, các khẩu súng laser thử nghiệm sử dụng chùm tia laser công suất 10kW, tuy nhiên theo kế hoạch thì nó sẽ được tăng lên tới 100kW trong các thử nghiệm mới ở tương lai. Chùm tia laser phóng ra càng mạnh, thì nó sẽ tiêu diệt đối tượng càng nhanh hơn.
Theo Bauer thì súng laser sẽ là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với những loại vũ khí thông thường. Nếu quân đội được trang bị nhiều súng laser, thì họ sẽ ít cần đến tên lửa và pháo hơn. Súng laser còn có thể giảm chi phí vận chuyển, không cần đến nhiều xe tải để di chuyển pháo đến các trận địa khác nhau. Và một khi những khẩu súng laser đã được bố trí ở nơi nào đó, thì đạn dược cũng không cần phải có nhiều hơn.
Theo Tinh Tế, Mashable