Các nhà thiên văn học Anh đã tạo ra được một bản đồ vũ trụ hồng ngoại nhạy cảm nhất từng được làm. Kết hợp dữ liệu trong thời gian ba năm, họ đã tạo ra một bức ảnh chứa 100.000 thiên hà trên một diện tích gấp bốn lần kích thước của toàn mặt trăng.
Do tốc độ ánh sáng có hạn, những điều quan sát được này cho phép các nhà thiên văn học quay lại quá khứ hơn 10 tỉ năm, tạo ra những bức ảnh thiên hà trong thời kỳ vũ trụ mới được hình thành. Bức ảnh to và rõ đến nỗi có thể nghiên cứu hàng ngàn thiên hà ở những kỷ nguyên ban đầu.
Bằng cách quan sát trong tia hồng ngoại, các nhà thiên văn học giờ đây có thể nhìn ngược về quá khứ vì ánh sáng từ những ngân hà xa nhất được chuyển về phía các bước sóng đỏ hơn khi ánh sáng di chuyển qua vũ trụ rộng lớn.
Tiến sĩ Sebastien Foucaud của trường đại học Nottingham phát biểu: “Những điều quan sát được này có thể so sánh với những lõi băng sâu trong Nam Cực. Bức ảnh cực rõ này cho phép chúng ta nhìn ngược về quá khứ và quan sát các thiên hà tiến hoá tại những thời kỳ khác nhau trong lịch sử vũ trụ, trong suốt thời gian quay trở về một tỉ năm sau vụ nổ Big Bang.”
Một trong những mục đích chính là để hiểu được những thiên hà lớn nhất và loãng nhất hình thành ở vụ trũ xa xôi vào lúc nào, một vấn đề vẫn chưa được hiểu rõ rất lâu trong ngành vũ trụ. “Lần đầu tiên, chúng tôi đang có bức ảnh vũ trụ đủ lớn để có thể nhìn thấy các thiên hà và có được các chi tiết rõ ràng về thời điểm chúng hình thành,” tiến sĩ Foucaud nói.
Bức ảnh có được từ Kính Thiên Văn hồng ngoại UKIRT đặt ở Hawaii.
Đây là một phần rất nhỏ của bức ảnh hồng ngoại rõ nhất từng được chụp. Trong ảnh là một thiên hà xoắn ốc tương đối gần. Phần lớn các vật thể có màu đỏ nhạt trên nền là các thiên hà rất lớn với khoảng cách 10 tỉ năm ánh sáng. |
Theo Thanh Vân (ScientificBlogging, KHCN Đồng Nai)