Quy tắc cần nhớ khi bé tập làm quen với từng loại thịt, cá

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé tập ăn bột ăn dặm và thức ăn thường được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như hoa quả, rau củ, thịt, trứng, cá,… Tuy nhiên, việc bắt đầu cho trẻ tập làm quen với thức ăn mới và có mùi lạ không hề đơn giản, nhất là các loại thịt. Bài viết này sẽ giúp các mẹ tháo gỡ khúc mắc này nhanh và hiệu quả.

1. Bắt đầu với trứng
Trứng chứa rất nhiều protein và thích hợp với hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không nên cho trẻ ăn trứng trước 9 tháng tuổi. Món ăn giàu dinh dưỡng này chỉ phù hợp cho bé từ 9 tháng trở lên thôi, mẹ hãy nhớ nhé!
2. Chuyển sang cá và gà khi con được 1 tuổi
Nếu bạn muốn cho con ăn cá và gà, hãy đợi đến khi con đủ 1 tuổi. Thời điểm thích hợp nhất là khi con được 13 hay 14 tháng. Bên cạnh đó, bạn nên nhớ cho trẻ làm quen với cá trước gà khoảng 1 tháng. Nếu ăn gà, hãy cho trẻ dùng súp gà trước, sau đó là những miếng thịt nhỏ đã xé và băm nhỏ.
3. Cho con ăn các loại thịt đỏ một cách khoa học
Ngoài trứng, cá và thịt lợn, các mẹ cũng nên bổ sung các loại thịt đỏ trong thực đơn của con. Thịt cừu là một trong những lựa chọn thịt đỏ tốt nhất cho trẻ nhỏ vì nó có lượng natri thấp hơn các loại thịt khác. Thức ăn chứa nhiều natri có thể làm tổn thương thận của con, vì thế, với các loại thịt khác mẹ nên cho bé làm quen khi bé đã được 5 tuổi.
4. Không nên nấu thịt nhừ quá
Quy tắc này áp dụng cho cả thịt gia súc và cá. Các mẹ có thể nấu cá và thịt dưới dạng hấp, nướng hoặc hầm nhưng chú ý thời gian tốt nhất để trẻ ăn các loại thịt chế biến theo các dạng kia là sau khi trẻ được 3 tuổi.
5. Giới hạn lượng tiêu thụ thực phẩm trứng, thịt, cá
Các mẹ cũng cần chú ý đến liều lượng sử dụng các loại thịt, cá, trứng khi cho trẻ ăn. Lý tưởng nhất, các mẹ nên cho trẻ ăn chúng 2 bữa/tuần. Việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm trên trong thời gian dài có thể làm chậm quá trình trao đổi chất cũng như tiến trình tiêu hóa của trẻ. Cần phải cân bằng với các thức ăn khác như rau, củ, quả,… để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh nhất cho trẻ.
6. Chọn và nấu thịt đúng cách
Cuối cùng, bạn cần chú ý đến cả cách chọn và nấu thịt cho trẻ bởi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ yếu hơn người lớn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa thịt sạch trước khi nấu và tránh việc mua thịt đã chế biến sẵn cho trẻ nhỏ.
Nguyễn MaiNguồn: THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.