Quyền lực của các hoạn quan Trung Quốc lớn đến đâu?

0
113
Hoạn quan trong lịch sử Trung Hoa

Vai trò của hoạn quan (thái giám) bên cạnh hoàng đế

Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tử nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Được tuyển dụng để làm một số công việc cung đình.

Nội cung trong Tử Cấm Thành là địa hạt riêng tối cao của các hoàng đế Trung Hoa. Đó là nơi không một người đàn ông nào khác được phép ở lại quá lâu. Bá quan văn võ và ngay cả các thân vương của hoàng đế cũng được lệnh phải rời nội cung vào buổi tối. Những người duy nhất có thể ở lại nội cung thực ra lại không phải là “đàn ông” một cách đúng nghĩa. Họ đã trở nên bất lực về mặt tình dục vì bị thiến. Đó chính là những hoạn quan hay thái giám của Trung Hoa. 

Tịnh thân (thiến) cũng là cách để một người có thể được vào hầu hạ trong hoàng cung. Hoạn quan cả cuộc đời làm nô bộc hầu hạ hoàng đế và gia đình của hoàng đế trong triều đình Trung Quốc.  

Hoạn quan trong lịch sử Trung Hoa
 

Kể từ triều Hán (206 TCN – 220), các hoạn quan đã được tuyển chọn để phục dịch công việc hàng ngày trong nội cung. Cũng bởi thường xuyên tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, hoạn quan có thể gây ảnh hưởng nhất định tới các quyết sách của hoàng đế cũng như có được một thế lực chính trị to lớn. 

Các hoạn quan không có con cái nối dõi để truyền kế quyền lực nên không phải là mối đe dọa quá nghiêm trọng cho quyền lực của vương triều. Những vị hoàng đế quyền lực nhất thường có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong nội cung; dùng hoạn quan để hầu hạ cũng giúp họ loại bỏ mối lo các thê thiếp của mình mang thai với người khác. 

Thái giám mày râu nhẵn nhụi, yết hầu không nổi, tiếng nói nhỏ nhẹ, nói chuyện ẻo lả như phụ nữ, cử chỉ điệu bộ toát lên vẻ “ái nam ái nữ”, trở thành người “trung tính”. Từ thời Đông Hán, cung cấm của các hoàng đế Trung Quốc mới bắt đầu yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung trở thành hoạn quan. 

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:

– Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí.

– Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.

– Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.

Hoạn quan cũng có thể lật ngôi xưng đế

Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế. Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.

Dù bị tước đi khả năng tự lập cho mình một vương triều tập quyền (không có con nối dõi), nhưng một số hoạn quan trở nên tha hóa, biến thành những con người tham lam, tàn nhẫn và gian hiểm. Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, hoạn quan thường là những vai phản diện. Rất nhiều gian thần hoạn quan có thể tìm thấy trong lịch sử Trung Quốc. 

Hoạn quan trong lịch sử Trung Hoa
Thái giám độc ác

Sự sụp đổ của triều Tần (221 – 206 TCN) dưới tay hoạn quan Triệu Cao là một ví dụ. 

Theo như sử sách chép lại, Triệu Cao xuất thân trong một gia đình quý tộc tông thất nhà Triệu (một trong số 7 nước thời Chiến Quốc). Vì cha mẹ của Triệu Cao phạm pháp, ông cùng với huynh đệ của mình mắc tội liên đới và bị xử cung hình. Triệu Cao vốn giỏi về hình luật và pháp lệnh nên được Tần Thủy Hoàng thu nạp về dưới trướng rồi phong cho chức “Trung xa phủ lệnh”.

Dần dần, Triệu Cao trở thành một trong những cận thần thân tín của hoàng đế. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao và Thừa tướng Lý Tư đã tiến hành một cuộc chính biến, bức hại thái tử Phù Tô cùng hai tướng quân thân cận của Phù Tô là Mông Điềm và Mông Nghị. Sau đó, Triệu Cao đưa con thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi lên ngôi làm một hoàng đế bù nhìn, tức Tần Nhị Thế. 

Chỉ ba năm sau, một cuộc bạo loạn lớn nổ ra. Triệu Cao nhiều lần giấu nhẹm tin bại trận, không cho Tần Nhị Thế Hồ Hợi biết rõ binh tình. Sau này, khi Lưu Bang và Hạng Vũ hai mặt tiến đánh vào Quan Trung, vì sợ tội, Triệu Cao đã bức Tần Nhị Thế phải tự sát. 

Nhị Thế chết rồi, Triệu Cao lại lập Tử Anh lên làm hoàng đế mới. Tử Anh biết rõ mình chỉ là con rối trong tay Triệu Cao và sẽ sớm bị phế bỏ một khi không còn giá trị lợi dụng. Tử Anh lập mưu giết chết Triệu Cao. Nhưng các cuộc nổi dậy đã không còn có thể dập tắt được nữa. Tử Anh đầu hàng Lưu Bang, người mở cơ nghiệp cho triều Hán sau này. Chỉ 3 năm sau ngày Tần Thủy Hoàng băng hà, dưới tay Triệu Cao, cơ nghiệp nhà Tần đã mau chóng sụp đổ.

Cũng có những hoạn quan trung thành lập công cho đất nước

Dù bị mang nhiều tiếng xấu trong lịch sử nhưng không phải tất cả các hoạn quan Trung Quốc đều đê hèn, nham hiểm. Một số thậm chí còn có công lớn cho sự phát triển văn hóa Trung Quốc. Giấy viết, một trong “Bốn phát minh lớn”, được một hoạn quan dưới triều Đông Hán tên là Sái Luân tạo ra. Trịnh Hòa, một hoạn quan phục vụ dưới triều hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh, cũng từng chỉ huy đội tàu thương mại tiến hành những chuyến thám hiểm khắp các vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư và Đông Phi, giúp kết nối thương mại giữa Trung Quốc với các quốc gia khác. 

Ngoài ra, các hoạn quan trong nội cung cũng được cho là đã có công đóng góp cho âm nhạc cung đình Trung Quốc. Hoạn quan dưới triều Minh là những người Trung Quốc đầu tiên chơi nhạc cổ điển phương Tây. Sau này, hoàng đế Càn Long nhà Thanh cũng tập hợp một dàn nhạc thính phòng bao gồm các hoạn quan mặc quần áo và đội tóc giả theo kiểu châu Âu.

Sự kết thúc của triều Thanh vào đầu thế kỷ 20 cũng đánh dấu chấm hết cho chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. Đó cũng là dấu chấm hết cho lịch sử hoạn quan, thái giám. Năm 1924, khoảng 1500 hoạn quan cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành. 

Những nhân chứng khi ấy kể lại rằng: các thái giám mang theo đồ đạc của mình trong những bao tải, vừa đi vừa khóc lóc thảm thương bằng một giọng the thé không giống nam, cũng chẳng phải nữ. 

Tháng 12/1996, Tôn Diệu Đình, hoạn quan cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc qua đời, chính thức kết thúc một truyền thống cổ xưa kéo dài nhiều thiên niên kỷ.  

Chuyện tình giữa thái giám và cung nữ Trung Quốc
Chuyện tình giữa thái giám và cung nữ Trung Quốc
(Khám phá) – (Phunutoday) – Trong cung cấm Trung Hoa, chuyện thái giám và cung nữ yêu nhau vốn là chuyện cấm kỵ, tuy nhiên bất chấp tất cả, họ vẫn có tình cảm với nhau.

Nguồn: Trà Mi (T/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.