Rộ lên giả thuyết Shakespeare “phê thuốc” khi sáng tác

Rộ lên giả thuyết Shakespeare

Công nghệ mới này giúp phát hiện tàn dư của khói ám trên vật liệu mà từ đó có thể xá

c định được thành phần chất hóa học của nó.

Họ phát hiện dấu vết còn sót lại bên trong tẩu thuốc 400 năm mà đã Shakespeare đã từng sử dụng, là của loại thuốc lá Bắc Mỹ Nicotiana (mà từ loại thuốc này sản xuất được nicotine) và lá coca Peru (có chứa cocaine).

Trong tất cả 24 mảnh vỡ thu thập được, qua các phân tích các nhà khoa học kết luận tìm thấy dấu vết của cần sa trong 8 mẫu, nicotin trong 1 mẫu và ít nhất 2 mẫu có cocaine của loại lá coca Peru.

Nghi vấn hay sự thật?

Cũng có bằng chứng trước đây cho thấy rằng người dân tại Anh đã bắt đầu hút thuốc bằng lá coca vào đầu thế kỷ 17.

Lúc đó người ta chưa biết đến tác hại gây nghiện của các loại ma túy này. Mà mọi người chỉ nghĩ rằng chúng là loại cỏ dại có tác dụng kích thích trí não.

Shakespeare cũng đã từng viết về loại cỏ dại này trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Như trong vở nhạc kịch Sonnet 76, ông có viết về “việc sáng chế ra một loại cỏ dại”.

Trong tác phẩm đó, Shakespeare sử dụng cách chơi chữ để đề cập đến một loại thuốc được tạo ra từ các hợp chất và cỏ dại.

Từ những phân tích khoa học và cả văn học trên, các nhà nghiên cứu tin rằng Shakespeare đã sử dụng loại thuốc lá trong tẩu thuốc của mình mà có thành phần giống như cần sa ngày nay.

Và rất có thể ông đã viết ra những tác phẩm kinh điển như Hamlet , Othello hay Romeo and Juliet trong khi hút loại thuốc này.

Theo sử sách ghi lại thì vào thế kỷ 17, Sir Francis Drake là người đã mang loại lá coca từ Peru về nước Anh và Sir Walter Raleigh là người đã mang Nicotiana về từ Virginia , Bác Mỹ.

Trong cuốn sách Herbal của tác giả John Gerard xuất bản năm 1597 nói về các loại thảo dược, có nhắc đến một số loại thảo dược có tác dụng kích thích trí não và khắc họa cả hình ảnh của một số người trong tình trạng giống như say thuốc.

Mà theo như xác nhận của Mark Griffiths, một phóng viên và biên tập viên của tạp chí Country Life thì một trong số “The Fourth Man” ở trên chính là nhà viết kịch nổi tiếng Shakespeare.

Tuy nhiên đây mới chỉ là giả định và chưa được công nhận chính thức.

Những cuộc chiến tranh đoạt tình yêu kinh hoàng trong lịch sử
(Khám phá) – Ít ai ngờ, lịch sử từng ghi nhận những trận chiến vì tình yêu đẫm máu và đầy mưu mô.

 

Ngoài việc nghiên cứu các mảnh tẩu thuốc từ khu vườn của Shakespeare, các nhà khoa học còn mở rộng cuộc nghiên cứu ra những mảnh tẩu thuốc khác trong các khu vực lân cận để tìm kiếm không chỉ ma túy làm từ cây gai dầu mà còn có cocaine Peru từ lá coca bên trong những tẩu thuốc.

Trong khi kết quả nghiên cứu cho thấy chất ma túy phổ biến trong thời kỳ của nhà viết kịch lừng danh, giáo sư Francis Thackeray ở trường đại học Witwatersrand (Johannesburg) tin rằng cả hai loại chất gây nghiện nêu trên được xem là các loại biến thể của thuốc lá trong thế kỉ XVI.

Theo giáo sư Thackeray, mặc dù chưa thể chứng minh Shakespeare đã sử dụng ma túy và sáng tác trong tình trạng phê thuốc, song điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Nhà văn Trung Quốc chi 5 tỷ để PTTM gương mặt giống Shakespeare
(Khám phá) – Vì quá thần tượng William Shakespeare, một nhà văn Trung Quốc đã chi số tiền 5 tỷ phẫu thuật thẩm mỹ để có gương mặt giống đại văn hào.

Nguồn: Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.