Nhóm các nhà khoa học trên thế giới vừa trình làng một số mẫu thiết kế “Robot bay” thế hệ mới, phần lớn lấy cảm hứng từ các loài chim, dơi hay côn trùng trong tự nhiên.
Dòng sản phẩm robot bay thế hệ mới, không người lái được phát triển trên cảm hứng từ các loài côn trùng, động vật nhỏ, bay trong tự nhiên. Điều này đã tạo nên bước ngoặc tuyệt vời trong công nghệ bay không người lái, giải quyết được những khó khăn tồn động ở các robot bay thế hệ trước, như: chướng ngại vật trong môi trường đô thị, luồng không khí hỗn loạn, sự định hướng trong không gian hẹp…
Robot bay thế hệ mới của các nhà khoa học thuộc đại học Brown, Mỹ với đôi cánh như loài dơi – (Ảnh: BBC News)
Các nhà khoa học thuộc đại học Bắc Carolina, Mỹ phát triển loại robot bay có cánh nhỏ như loài bướm đêm. Trong môi trường lốc xoáy của phòng thí nghiệm, hoạt động bay của nó khá ổn định bằng cách xoắn đôi cánh, tương tự hoạt động bay của loài bướm đêm. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ những bí mật độc đáo của loài côn trùng này.
Riêng các kỹ sư thuộc đại học Maryland (Mỹ), họ cũng chế tạo robot bay thế hệ mới được trang bị một cảm biến như mắt côn trùng. Với cảm biến này, robot có khả năng định hướng trong không gian hẹp, đặc biệt trong môi trường đô thị có nhiều chướng ngại vật nhỏ.
Robot bay thế hệ mới của các kỹ sư thuộc đại học Pennsylvania, Bắc Mỹ lại có những phần phụ được thiết kế giống như chim, có thể nắm bắt đối tượng với tốc độ nhanh và khả năng sà xuống tương tự hoạt động săn mồi của loài chim. Đối với robot bay của các nhà khoa học thuộc đại học Brown, Mỹ lại có đôi cánh như loài dơi.
Nhờ lớp màng mỏng điển hình trên cánh của loài dơi, robot này có những tính năng linh hoạt trong hoạt động bay mà những loài robot bay khác không có được.
Như vậy, robot bay không người lái thế hệ mới được phát triển từ cảm hứng các loài côn trùng, động vật nhỏ bay được trong tự nhiên đã phần nào giải quyết những khó khăn còn hạn chế ở mẫu robot cũ. Những mẫu thiết kế trên sẽ được đưa vào sử dụng trong các hoạt giám sát, tìm kiếm và cứu hộ nạn nhân trong tương lai.