Robot thám hiểm sử dụng điện năng được tạo ra bởi vi khuẩn

Các nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ (NRL) đã lên kế hoạch sử dụng tế bào nhiên liệu vi sinh tiên tiến (MFCs), vốn sẽ cung cấp đủ điện năng về lâu dài (từ các quá trình hóa học của vi khuẩn sống) cho một xe tự hành cỡ nhỏ (để khám phá các hành tinh khác).

“Mục tiêu của nghiên cứu trên là nhằm khẳng định: mức độ tin cậy và tính hiệu quả của nguồn điện năng (được tạo ra từ các quá trình hóa học của vi khuẩn sống) cung cấp cho một xe tự hành cỡ nhỏ (để khám phá các hành tinh khác) trong điều kiện môi trường khắc nghiệt mà con người không thể can thiệp”, theo Tiến sĩ Gregory Scott, làm việc tại Phân ban Kỹ thuật Tàu vũ trụ, Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ (NRL).

Các tế bào nhiên liệu vi sinh tiên tiến (MFCs) tích hợp trên các thiết bị điện tử tự hành (sử dụng nguồn điện năng cực thấp), cũng có thể được tích hợp cho tất cả các hệ thống Robot, đặc biệt là trên các Robot thám hiểm các hành tinh khác.

Tuy có những hạn chế (mà các nhà nghiên cứu đang tìm cách khắc phục) như: kích thước, trọng lượng,… thì các tế bào nhiên liệu vi sinh tiên tiến (MFCs) là nguồn cung cấp điện năng về lâu dài (bởi vì các vi khuẩn bên trong các tế bào nhiên liệu vi sinh tiên tiến (MFCs) có thể tự nhân bản, sinh sản thêm) hơn khi so sánh với pin lithium-ion truyền thống.

Một phần năng lượng được tạo ra bởi các tế bào nhiên liệu vi sinh tiên tiến (MFCs) có thể được sử dụng để duy trì hoạt động của thiết bị điện tử (xe tự hành cỡ nhỏ) và hệ thống kiểm soát, phần năng lượng còn lại sẽ được nạp (sạc) pin hoặc tụ điện, để khi hệ thống đã nạp đủ năng lượng để kích hoạt các công cụ nghiên cứu khoa học chuyên sâu (hay thực hiện các động tác di chuyển phức tạp).

Kết quả của nghiên cứu này đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc phát triển các thiết bị điện tử công suất nhỏ phục vụ cho các nhiệm vụ thám hiểm lâu dài trong vũ trụ và trong các ứng dụng chế tạo Robot.

 

Theo Hồ Duy Bình (Theengineer.co.uk)