Rùa cứu nạn và do thám

Rùa cứu nạn và do thám

Rùa cứu nạn và do thám“Loài” rùa này không cần hồ nước, không cần thức ăn và nước uống trong thời gian dài, dễ dàng di chuyển khi mang nặng, có khi gấp đôi trọng lượng bản thân. Ngoài ra, rùa có thính giác địa chấn, có thể dự báo động đất trước vài ngày và rất thông minh.

Robot sinh học

Các nhà khoa học trên Sông Đông, Nga đã nghiên cứu chế tạo thành công robot sinh học rùa đặc biệt bằng cách ghép các bộ vi mạch điều khiển vào não của chúng. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm trên rất nhiều động vật khác đều không đạt kết quả, nhưng những con rùa lại có nhiều ưu điểm. Chúng không cần hồ nước, không cần thức ăn và nước uống trong thời gian dài, dễ dàng di chuyển khi mang nặng, có khi gấp đôi trọng lượng bản thân.

Ngoài ra, chúng còn chịu được nhiệt độ cao, mức độ phóng xạ tăng và tác dụng điện từ. Thêm vào đó, rùa có thính giác địa chấn: Chúng có thể dự báo động đất trước vài ngày và rất thông minh.

Triển vọng của rùa – robot

Các nhà khoa học đã chế tạo bộ kích thích 8 kênh chưa từng có ở châu Âu, có khả năng làm cho phần này hoặc phần khác của não hoạt động mạnh hơn. Thiết bị điều khiển cử động của rùa hiện được gắn trên mai, nhưng theo các nhà khoa học, nếu muốn, có thể giấu thiết bị đó vào dưới mai rùa.

Phạm vi ứng dụng rùa robot sinh học khá rộng. Chúng có thể được sử dụng để tìm người bị nạn dưới các đống đổ nát, tham gia vào việc thăm dò để đánh giá mức độ phóng xạ và hóa học, có thể thực hiện kiểm soát môi trường xung quanh. Ngoài ra, chúng có thể đem theo chất nổ trên mình hay tham gia vào việc gỡ mìn, nếu cần có thể làm công tác do thám.

Hiện tại để điều khiển các con rùa, người lái nhất định cần nhìn thấy chúng. Nhưng nếu sử dụng phương pháp định vị qua vệ tinh, thì tuyến di chuyển của robot sinh học có thể nằm rất xa người điều khiển. 

 

Theo báo CAND