Sa mạc lớn thứ hai thế giới Taklimakan thuộc phía Tây Bắc khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) có thể đã tồn tại lâu hơn 1,8 triệu năm so với người ta tưởng.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện điều nay sau khi thử nghiệm các mẫu đất sét vàng (hoàng thổ) được tìm thấy trong một lớp đất thuộc kỷ Cenozoic ở tận cùng Tây Nam sa mạc Taklimakan gần dãy núi Kunlun. Thử nghiệm này đã tiết lộ rằng sa mạc Taklilmatan, một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới đã có từ 5,3 triệu năm.
Theo nhà nghiên cứu Sun Jimin ở Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các chuyên gia khẳng định rằng đất sét vàng do gió ở sa mạc Taklimakan mang đến vùng này.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu sự hình thành của sa mạc Taklimakan, một trong những từ nhiều thập kỷ nay nhưng chưa xác định được sa mạc đã hình thành từ khi nào.
Năm 2002, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tongi, Thượng Hải và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã kết luận rằng sa mạc Taklimakan đã được hình thành cách đây 3,5 triệu năm, dựa theo các nghiên cứu về trầm tích và đất sét vàng ở sa mạc.
Việc nghiên cứu sự hình thành của sa mạc Taklimakan còn giúp tìm hiểu vì sao khu vực Trung Á đã trở nên khô cằn.
V.N
Theo Peopledaily, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh