Sản giật và những điều cần biết

Sản giật và những điều cần biết
Sản giật là một biến chứng hiếm gặp ở phụ nữ mang thai nhưng lại đe dọa nghiêm trọng đến thai kỳ. Tình trạng này gây ảnh hưởng tới khoảng 1 trong 2000-3000 người phụ nữ mang thai. Nó khiến sản phụ bị những cơn co giật, lắc người mạnh, giảm sự tỉnh táo và nhìn chằm chằm vào thứ gì đó. Ngay cả những sản phụ không có tiền sử động kinh cũng có thể gặp phải tình trạng này. 
Nguyên nhân gây ra sản giật chưa được làm rõ. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sản giật xảy ra với người mang thai khiến họ bị gia tăng huyết áp đột ngột, phù nề hoặc sưng, có albumin niệu (tức là có quá nhiều albumin – 1 loại protein trong nước tiểu) thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Sản giật có thể dễ gặp hơn với phụ nữ mang thai đã bị tiền sản giật.
Sản giật và những điều cần biết
Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật/ sản giật có thể liên quan đến những biến chứng của thai kỳ như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận. 
Triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:
– Buồn nôn và ói mửa
– Nhức đầu
– Sưng mặt hoặc tay
– Tăng cân quá mức
– Có vấn đề về tầm nhìn
– Có vấn đề trong việc đi tiểu
Dấu hiệu của chứng sản giật bao gồm:
– Nhức đầu
– Đau cơ 
– Mất ý thức
 – Lo lắng
– Động kinh
Nguy cơ
Một số phụ nữ mang thai đã bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ cao bị sản giật. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác gây ra sản giật như:
– Mang thai lần đầu tiên
– Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
– Thừa cân
– Mang thai song sinh
– Có tiền sử suy dinh dưỡng
– Bị bệnh thận, tiểu đường
Các chuyên gia cũng cho rằng, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn phụ nữ da trắng.
Chẩn đoán
Khi phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, họ cần được xét nghiệm để xác định tình trạng có trở nên tồi tệ hơn hay không và biến thành sản giật. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được xét nghiệm
– Xét nghiệm nước tiểu để xác định sự hiện diện của protein trong nước tiểu cũng như tỷ lệ nó được loại bỏ trong hệ bài tiết.
– Xét nghiệm máu để đo số lượng tế bào máu đỏ, tiểu cầu.
– Kiểm tra mức creatinine vì mức creatinin trong máu quá nhiều có thể cho thấy người phụ nữ mang thai đang bị tiền sản giật hoặc sản giật. Creatinine là một thành phần phụ của chu trình sản xuất năng lượng cần thiết cho cơ bắp cần được thận lọc bỏ. Nếu có nhiều trong máu có thể cho thấy thận đang có.
Điều trị
Khi phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này sẽ được dùng thuốc để ngăn ngừa cơn co giật và hạ huyết áp. Họ cũng cần được theo dõi chặt chẽ để tránh từ tiền sản giật chuyển sang sản giật. 
Tuy vậy, trong trường hợp xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng và thuốc không hiệu quả, các bác sĩ có thể tiến hành mổ để em bé có thể chào đời sớm, nhất là khi đã được 32-36 tuần thai.
 
 
Hải Đăng – (Dịch theo HD)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.