San hô Nhật Bản chuyển đổi giới tính ở đáy biển

San hô Nhật Bản chuyển đổi giới tính ở đáy biển

Các loài cây chuyển đổi giới tính, ong cũng thế. Ngay cả những con cá bị môi trường gây áp lực cũng đổi giới. Nhưng giáo sư Yossi Loya thuộc Khoa động vật học, đại học Tel Aviv là người đầu tiên trên thế giới phát hiện rằng san hô biển Nhật Bản cũng chuyển đổi giới tính.

Nghiên cứu của ông có thể cung cấp mấu chót cho sự tồn tại của loài san hô biển mong manh vốn sự vai trò thiết yếu cho mọi dạng sống dưới đại dương. Hiện san hô đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Vào những thời điểm áp lực, ví dụ như nhiệt độ cực kỳ nóng, san hô nấm cái (còn gọi là san hô fungiid) đã đổi giới tính khiến hầu hết quần thể san hô đều là giống đực. Theo nhà nghiên cứu san hô nổi tiếng thế giới, lợi ích của điều này chính là san hô đực có thể nhanh chóng đối phó với áp lực hơn khi tài nguyên hạn chế. Rõ ràng khi thế thời trở nên khốc liệt, tự nhiên trao vận mệnh cho đấng mày râu.

Giáo sư Loya cho biết: “Chúng tôi tin rằng, cũng giống như hoa phong lan và một số loài cây, chuyển đổi giới tính ở san hô làm tăng tính thích nghi chung, cùng cố vai trò quan trọng của tính mềm dẻo sinh sản trong việc quyết định thành công tiến hóa”.

Ý chí chiến đấu và tồn tại

Giáo sư Loya nói rằng: “Một trong những chiến lược tiến hóa mà một vài loài san hô sử dụng dường như chính là khả năng chuyển từ giống cái sang giống đực. Khi là giống đực, chúng có thể trải qua năm tháng khó khăn, sau đó khi tình thế trở nên thuận lợi hơn chúng lại trở thành con cái. Khi là giống cái, chúng mất nhiều năng lượng hơn. Có được khả năng biến đổi giới tính theo từng giai đoạn tạo điều kiện cho loài tối đa hóa nỗ lực sinh sản của chúng”. 

San hô Nhật Bản chuyển đổi giới tính ở đáy biển

San hô cái C. echinata giải phóng trứng vào trong nước. (Ảnh: Image courtesy of Tel Aviv University)

San hô mặc dù là thành viên của vương quốc động vật lại có thể hoạt động như cây cối. Cả giống đực và giống cái đều là dạng sống tĩnh tại, không thể di chuyển khi điều kiện sống trở nên khó khăn.

Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, san hô đực có thể vượt qua bão tố. Theo giáo sư Loya, “duy trì san hô đực – xét theo góc độ tiến hóa – ít tốn kém hơn. Chúng “rẻ hơn” nếu nói trên khía cạnh tuyến sinh dục và năng lượng cần thiết để duy trì cơ thể”. Giáo sư cũng nhấn mạnh rằng giả thuyết này có thể không phù hợp với con người, ngay cả những người chọn lựa chuyển đổi giới tính.

Được các thợ lặn ngưỡng mộ vẻ đẹp, san hô cũng cung cấp môi trường sống cho hàng ngàn sinh vật dưới nước khác. Nếu không có rặng san hô, rất nhiều sinh vật sống dưới nước sẽ diệt vong. Đối với hàng triệu con người sống ở vùng nhiệt đới, sinh vật biển sống ở rặng san hô lại là nguồn đạm lớn hàng ngày của họ.

Duy trì chuỗi thức ăn và các kỳ quan tự nhiên sẽ tồn tại

Tuy nhiên sự diệt vong của rặng san hô được cho là sẽ còn tiếp tục dưới tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khoảng 1/4 rặng san hô trên toàn thế giới đã bị mất. Phát hiện của giáo sư Loya có thể mang lại cái nhìn mới cho các nhà khoa học trong việc phát triển các chiến dịch sinh sản của san hô trong những giai đoạn khí hậu biển đổi theo dự đoán của các khoa học gia.

“Kiến thức này có thể giúp những người gây giống san hô. San hồ fungiid là một dạng san hô cứng có thể phát triển trong tình trạng bị giam giữ. Một khi biết được hình thức sinh sản của nó, chúng ta có thể phát triển hàng trăm ngàn cá thể”. Giáo sư Yossis Loya đã nghiên cứu san hô trên 35 năm nay, và ông cũng hiện đang tham gia vào các dự án phục hồi san hô ở biển Đỏ. Ông cũng giành được huy chương Darwin danh giá, được Hiệp hội bảo vệ san hô quốc tế trao tặng bốn năm một lần, cho những người có cống hiến cả đời trong các nghiên cứu về rặng san hô.

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)